Bản tin Lâm nghiệp ngày 27/12/2023: AFoCO hỗ trợ Việt Nam quản lý rừng bền vững
Tổ chức Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam quản lý rừng bền vững; Phát động phong trào Tết trồng cây, trồng rừng 2024; Bảo vệ rừng gắn với tạo sinh kế cho người dân.
Quỳnh Anh | 16:15 27/12/2023
Bản tin Lâm nghiệp ngày 27/12/2023: AFoCO hỗ trợ Việt Nam quản lý rừng bền vững
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.
- Tổ chức Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam quản lý rừng bền vững
Thưa quý vị và bà con, Trong chuyến thăm Hàn Quốc vào ngày hôm qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã gặp mặt và làm việc với ông Park Chongho, Tổng Giám đốc Tổ chức hợp tác rừng châu Á - AFoCO. Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cảm ơn Tổ chức AFoCO đã tích cực thúc đẩy hoạt động hợp tác lâm nghiệp giữa Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian qua. Các dự án do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua AFoCO đã góp phần không nhỏ để hiện thực hóa các chương trình, đề án, chính sách về ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Được biết, đến nay, AFoCO đã tài trợ cho Việt Nam 4 dự án cấp quốc gia với tổng ngân sách khoảng 4,5 triệu USD. Bên cạnh hỗ trợ kinh tế, các Dự án của AFoCO tại Việt Nam còn góp phần nâng cao năng lực cán bộ, người dân địa phương trong công tác bảo tồn, phát triển, quản lý rừng bền vững.
- Phát động phong trào Tết trồng cây, trồng rừng 2024
Với hoạt động trồng cây, gây rừng trong nước, UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức phát động phong trào Tết trồng cây - Xuân Giáp Thìn và trồng rừng năm 2024. Theo kế hoạch, thời gian tổ chức lễ phát động bắt đầu từ ngày 15/2/2024 đến 26/2/2024. UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ động, nghiêm túc trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Tết trồng cây đảm bảo đồng bộ, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả. Việc tổ chức Tết trồng cây tạo khí thế cho việc thực hiện kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh cảnh quan năm 2024, đồng thời gắn với việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về lâm nghiệp. Sau khi trồng cây phải tiến hành chăm sóc, bảo vệ, đảm bảo tỷ lệ sống đạt 100% với phương châm "cây sinh trưởng, phát triển tốt".
- Bảo vệ rừng gắn với tạo sinh kế cho người dân
Trong công tác bảo vệ rừng gắn với phát triển sinh kế cho người dân, là huyện cửa ngõ của tỉnh Lai Châu, Than Uyên có gần 30.000ha rừng. Nhằm bảo vệ tốt những cánh rừng, nhiều năm qua, huyện Than Uyên thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ phát triển rừng qua việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, đưa nội dung bảo vệ rừng vào hương ước, quy ước của thôn bản, tổ dân phố, khu dân cư, tổ chức cho người dân, chủ rừng ký cam kết bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, huyện còn quan tâm trồng rừng sản xuất gắn lợi ích kinh tế với nâng độ che phủ rừng, giúp dân gắn bó với rừng. Năm 2023, toàn huyện Than Uyên trồng 100ha cây quế, cây gỗ lớn. Giai đoạn 2021-2023, Than Uyên chi trả trên 35 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân.
-
Quan Hóa bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả
Tương tự, Quan Hóa là một trong số các huyện còn giàu tài nguyên rừng của tỉnh Thanh Hóa, với trên 86.100 ha. Thời gian qua, rừng đặc dụng trên địa bàn huyện đã được đầu tư, bảo vệ nghiêm ngặt. Các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học được đẩy mạnh, gắn kết chặt chẽ giữa bảo vệ tài nguyên, bảo vệ nguồn gen quý hiếm, nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái phục vụ đời sống Nhân dân. Rừng phòng hộ được bảo vệ và phát triển ngày càng tốt hơn. Rừng sản xuất được mở rộng về quy mô diện tích, bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp, từ đó đã hình thành được các vùng nguyên liệu tập trung, vùng luồng, vùng gỗ nguyên liệu, tài nguyên rừng đã và đang trở thành nguồn thu nhập chính của người dân.
-
Nâng cao năng suất, chất lượng rừng, cải thiện sinh kế bền vững cho người dân
Với hoạt động chi trả giảm phát thải khí nhà kínhtại các địa phương, Theo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, năm 2023, tỉnh sẽ thực hiện chi trả giảm phát thải khí nhà kính thông qua tài khoản ngân hàng, hoặc đơn vị cung ứng bưu chính công ích cho 800 chủ rừng với hơn 35,7 tỷ đồng. Thực hiện chi trả giảm phát thải khí nhà kính sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung cho ngành lâm nghiệp để đầu tư trực tiếp vào rừng, hình thành thị trường carbon trong nước và tham gia thị trường carbon thế giới, giúp gia tăng thu nhập cho các chủ rừng, người dân và doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng rừng, giá trị sinh thái của rừng, cải thiện sinh kế bền vững. Bên cạnh đó, giúp nâng cao nhận thức của các bên liên quan về giá trị dịch vụ carbon rừng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, chủ rừng.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Bản tin Lâm nghiệp ngày 27/12/2023: AFoCO hỗ trợ Việt Nam quản lý rừng bền vững
Tổ chức Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam quản lý rừng bền vững; Phát động phong trào Tết trồng cây, trồng rừng 2024; Bảo vệ rừng gắn với tạo sinh kế cho người dân.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.
Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh tại AgroViet 2024; Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên - Huế.