Bản tin Lâm nghiệp ngày 28/12/2023: Ngành cao su phát triển rừng bền vững

Ngành cao su tăng trưởng xanh, phát triển rừng bền vững; Hợp tác xây dựng 3.000ha rừng đạt chứng nhận FSC; 90% tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả qua tài khoản ngân hàng.

Quỳnh Anh  | 15:28 28/12/2023

Bản tin Lâm nghiệp ngày 28/12/2023: Ngành cao su phát triển rừng bền vững

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 28/12/2023: Ngành cao su phát triển rừng bền vững

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Ngành cao su tăng trưởng xanh, phát triển rừng bền vững

Thưa quý vị và bà con, theo thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, đến cuối năm 2023, tập đoàn có 32 công ty thành viên đã xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, đạt hơn 279 nghìn ha; 18 công ty thành viên được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn VFCS/PEFC với hơn 118 nghìn ha và có 38 nhà máy chế biến cao su thiên nhiên, chế biến gỗ và sản phẩm công nghiệp cao su đạt PEFC-CoC - chuỗi hành trình sản phẩm. Ngay từ đầu năm, tập đoàn cũng đã ban hành văn bản yêu cầu các công ty tăng cường tiêu thụ sản phẩm mủ và gỗ cao su có chứng chỉ rừng. Kết quả năm 2023, tổng sản lượng tiêu thụ đạt trên 76.300 tấn mủ và gần 2.450ha cao su thanh lý được cấp chứng chỉ cho khách hàng.

  • Thả về môi trường tự nhiên 10 cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

Với hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại các Vườn quốc gia, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển Sinh vật, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình cho biết vừa phối hợp với đơn vị chức năng tiến hành thả về môi trường tự nhiên 10 cá thể động vật hoang dã, nguy cấp quý hiếm. Các cá thể động vật gồm 5 khỉ vàng và 5 khỉ đuôi lợn. Trước đó, 10 cá thể động vật này được người dân tự nguyện giao nộp hoặc do các đơn vị chức năng phát hiện, thu giữ. Sau khi được chăm sóc, cứu hộ, phục hồi sức khỏe và kiểm dịch an toàn, các cá thể động vật được thả về môi trường tự nhiên ở Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

  • 90% tiền dịch vụ môi trường rừng được chi trả qua tài khoản ngân hàng

Về hoạt động ứng dụng chuyển đổi số trong Lâm nghiệp, tỉnh Hà Tĩnh có tổng diện tích rừng trên 300.000 ha, trong đó có trên 104.000 ha được chi trả tiền Dịch vụ môi trường rừng. Năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã thực hiện chi trả tiền Dịch vụ môi trường rừng với tổng số tiền hơn 6,7 tỷ đồng, trong đó chi trả qua tài khoản ngân hàng với tỷ lệ trên 90%. Theo đại diện Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh này, thực hiện chủ trương về chi trả tiền Dịch vụ môi trường rừng không sử dụng tiền mặt, đến nay, Quỹ đã thực hiện chi 100% tiền Dịch vụ môi trường rừng đối với các chủ rừng là tổ chức. Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, Quỹ đã phối hợp với UBND cấp xã, dịch vụ thanh toán điện tử ViettelPay triển khai lập gần 1.000 tài khoản cho các chủ rừng.

  • Hợp tác xây dựng 3.000ha rừng đạt chứng nhận FSC

Trong lĩnh vực phát triển rừng bền vững, Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên vừa tổ chức triển khai hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu gỗ đạt chứng nhận quản lý rừng bền vững – FSC với Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Gia Thủy. Dự án được triển khai trên địa bàn 5 xã: Động Đạt, Hợp Thành, Ôn Lương, Phấn Mễ, Phủ Lý. Theo đó, để phục vụ nhu cầu kinh doanh viên nén gỗ tại thị trường nước ngoài, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Gia Thủy cam kết sẽ xây dựng vùng sản xuất đạt chứng nhận FSC cho khoảng 3.000ha rừng trên địa bàn 5 xã. Công ty sẽ hỗ trợ 100% chi phí để triển khai các bước chứng nhận, đồng thời bao tiêu toàn bộ sản phẩm gỗ và phụ phẩm. Theo kế hoạch, đến tháng 8/2024, đơn vị chức năng sẽ đánh giá, cấp chứng nhận cho diện tích đã đăng ký.

  • Đề xuất Dự án trồng rừng sản xuất quy mô 15.000 ha tại Quảng Ngãi

Thưa quý vị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa có ý kiến về việc Công ty Daichu Corporation đăng ký làm việc với UBND tỉnh để thuê quyền sử dụng đất thực hiện Dự án trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh với quy mô dự kiến khoảng 15.000 ha, thời gian thực hiện từ 15 năm đến 20 năm. Theo Chủ tịch UBND tỉnh này, đây là nguồn lực lớn để đầu tư phát triển trồng rừng trên địa bàn tỉnh, phù hợp với mục tiêu về thu hút, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết diện tích đất lâm nghiệp để phát triển trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh đã được nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Vì vậy, phương án mà Công ty đề xuất có tính khả thi không cao.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 28/12/2023: Ngành cao su phát triển rừng bền vững

Ngành cao su tăng trưởng xanh, phát triển rừng bền vững; Hợp tác xây dựng 3.000ha rừng đạt chứng nhận FSC; 90% tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả qua tài khoản ngân hàng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng