Sản xuất thủy sản bền vững dưới tán rừng

Những năm gần đây, tỉnh Cà Mau đã có nhiều chính sách khôi phục lại rừng và giúp người dân sản xuất đa canh dưới tán rừng để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Lê Hoàng Vũ  | 09:27 28/12/2023

Sản xuất thủy sản bền vững dưới tán rừng

Tự động

Sản xuất thủy sản bền vững dưới tán rừng

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển Lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con, ở cực Nam của Tổ quốc, Mũi Cà Mau như một con thuyền vươn ra biển Đông. Đây là vùng đất ngập nước, có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú kéo dài trên 254 km. Rừng ngập mặn Cà Mau nằm trên địa bàn các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, U Minh và Trần Văn Thời, nhưng tập trung nhiều nhất là ở 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Đây không chỉ là cứ địa của đước, mấm, sú, vẹt, mà còn là chiếc nôi sinh sản và nơi trú ngụ cho biết bao loài thủy, hải sản có giá trị kinh tế cao.

MC 2: Thưa quý vị và bà con, với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, rừng ngập mặn Cà Mau là nơi sinh sống của hàng trăm nghìn  hộ dân địa phương và dân nghèo tứ xứ về đây lập nghiệp.

Từ lâu, với quan niệm “chim trời cá nước”, người dân nơi đây chỉ dựa hẳn vào rừng, coi việc khai thác tài nguyên rừng là kế sinh nhai. Họ cùng tận hưởng món quà của thiên nhiên, mà chưa thật sự quan tâm đến việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, nên nguồn tài nguyên quý giá này đã nhanh chóng bị cạn kiệt. Nếu sau ngày giải phóng, diện tích rừng ngập mặn Cà Mau có trên 350.000 ha, thì đến nay chỉ còn chưa đến 80.000 ha. Diện tích rừng ngày càng thu hẹp, nguồn lợi thiên nhiên không còn dồi dào như trước nên cuộc sống của người dân cũng ngày càng khó khăn.

Những năm gần đây, tỉnh Cà Mau đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm khôi phục lại rừng và giúp người dân sản xuất đa canh dưới tán rừng để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Đây được xem là một trong những mô hình sản xuất bền vững mang lại hiệu quả thiết thực nhờ sản xuất và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng. Ông Nguyễn Duy Thái, ở xã Long Hải, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau người có nhiều năm sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng ngập mặn chia sẻ.

Băng 1- Ông Nguyễn Duy Thái, xã Long Hải, huyện Năm Căn, tỉnh Cà mau

MC 2: Không riêng gì gia đình ông Nguyễn Duy Thái mà phần lớn người dân sống ở rừng ngập mặn thuộc 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đã có cuộc sống khá sung túc nhờ sản xuất theo mô hình trồng rừng kết hợp với nuôi thủy sản quảng canh dưới tán rừng.

Lợi ích kép của của mô hình sản xuất dưới tán rừng đã giúp cho cuộc sống của người dân không những được cải thiện rõ nét, mà bà con ngày càng ý thức hơn trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Nhận rõ điều này, thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã và đang nhân rộng mô hình sản xuất dưới tán rừng; xem đây là định hướng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.

Theo đánh giá của ngành chức năng, mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng theo hình thức quảng canh có nhiều ưu điểm hơn nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh. Nếu bố trí 50% đất rừng, 50% đất nuôi thủy sản, mỗi năm có thể thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha. Anh Nguyễn Văn Triệu, ở xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau cho biết.

Băng 2: Anh Nguyễn Văn Triệu, ở xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

MC 2: Nếu trước kia,  hầu hết người dân đều nghĩ rằng phải phá rừng để lấy đất nuôi tôm, thì giờ đây “nếp nghĩ, nếp làm” cũng đã thay đổi. Ai cũng hiểu rằng, độ che phủ phù hợp của cây rừng sẽ là môi trường tốt nhất để các loại thủy sản sinh sống và phát triển. Dưới tán rừng không chỉ là nguồn thức ăn tự nhiên rất phong phú, mà còn là nơi cư trú, ẩn náo an toàn cho vật nuôi, nhằm tránh các loại địch hại tấn công.

Nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế của địa phương để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thủy sản, trong những năm qua, Cà Mau đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều dự án của các tổ chức quốc tế để khôi phục rừng ngập mặn và giúp người dân phát triển sinh kế dưới tán rừng. Từ năm 2013, Dự án Nuôi tôm sinh thái có chứng nhận quốc tế, do Tổ chức Phát triển Hà Lan thực hiện đã hỗ trợ cho hơn 740 hộ dân sản xuất trong rừng phòng hộ Nhưng Miên, được xem là mô hình sản xuất bền vững được các ngành, các cấp ở tỉnh Cà Mau đặc biệt quan tâm.

Ông Mã Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông -  Khuyến ngư tỉnh Cà Mau chia sẻ, với hình thức nuôi tôm sinh thái, người sản xuất chỉ đầu tư con giống sạch bệnh để thả nuôi mật độ thấp dưới tán rừng mà không phải bổ sung thêm thức ăn. Mặt khác, bà con chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học để quản lý môi trường vuông nuôi nên không gây ô nhiễm và chi phí thấp hơn so với quy trình nuôi tôm thông thường. Sản phẩm tôm thu hoạch được chứng nhận sạch, an toàn sẽ được các công ty chế biến thủy sản bao tiêu cao hơn giá thị trường 10%. Đây cũng là động lực để bà con yên tâm sản xuất và có trách nhiệm hơn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.

Băng 3: Ông Mã Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông -  Khuyến ngư tỉnh Cà Mau

MC 1

Thưa quý vị và bà con, đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã có hơn 30.000 ha nuôi thủy sản dưới tán rừng, trong đó gần 14.000 ha được công nhận nuôitôm sinh thái. Qua đó, hàng chục ngàn ha đất rừng cũng được khôi phục và trồng mới. Theo kế hoạch từ nay đến năm 2030, toàn tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục mở rộng diện tích có chứng nhận tôm sinh thái đạt khoảng 30.000 ha. Đây không chỉ là chiến lược phát triển bền vững của ngành thủy, từng bước nâng cao đời sống cho người dân, mà còn khôi phục lại rừng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái thiên nhiên ngày càng tốt hơn.

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị va bà con,

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, keo tràm được xác định là cây kinh tế chủ lực của người dân ở nhiều địa phương. Nhằm thu mua khối lượng lớn gỗ rừng trồng được người dân thu hoạch, nhiều năm nay, hàng loạt trạm thu mua gỗ đã “mọc” lên mà chưa có các thủ tục pháp lý theo quy định gây ra nhiều hệ lụy. Đơn cử như tại xã Hồng Hạ, huyện miền núi A Lưới, tình trạng các hộ dân tự ý san ủi mặt bằng, lập trạm thu mua gỗ đã bị chính quyền địa phương đình chỉ hoạt động. Hiện trên địa bàn xã có diện tích gỗ rừng trồng keo, tràm hơn 1.000ha. Từ khi hình thành các trạm thu mua gỗ trên địa bàn diễn ra thuận lợi, giảm chi phí cước vận chuyển, tạo việc làm thu nhập đáng kể cho người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, nhiều cơ sở tự ý đấu nối với quốc lộ, lưu lượng phương tiện ra vào các điểm thu mua gia tăng nên nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao…

MC 2: tin 2

Làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai có 135 hộ dân với 539 khẩu, trong đó, hơn 91% là người dân tộc thiểu số. Đến nay, làng có hơn 90% hộ dân tham gia trồng rừng với tổng diện tích hơn 250 ha keo và bạch đàn. Thời gian qua, nhờ tích cực trồng rừng sản xuất, người dân làng Đê Chơ Gang, đã có nguồn thu nhập ổn định, từng bước nâng cao đời sống và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Theo đó, từ năm 2017, những hộ tham gia trồng rừng được Nhà nước hỗ trợ 7 triệu đồng/ha để mua giống và chăm sóc cây trong thời gian kiến thiết cơ bản. Đến nay,diện tích keo lai trồng năm 2017, 2018 đã bắt đầu cho thu hoạch. Theo người dân địa phương, hình quân mỗi héc ta keo thu được 80-90 tấn gỗ. Với giá bán 1.200 đồng/kg, bà con thu về khoảng 90 triệu đồng/ha. Trừ chi phí đầu tư, mỗi héc ta keo cho lợi nhuận 40-45 triệu đồng/chu kỳ cao hơn nhiều so với trồng mì, lúa rẫy trên đất đồi dốc.

MC 1: tin 3

Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua, Hạt Kiểm lâm Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện lĩnh vực lâm nghiệp. Đồng thời, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát khai thác lâm sản của tổ chức, người dân trên địa bàn theo đúng quy định. Kết quả nổi bật là toàn bộ diện tích rừng hiện có của huyện Quan Hóa được bảo vệ an toàn, hiệu quả, không xảy ra phát rừng làm rẫy trái phép. An ninh rừng trên địa bàn ổn định, trong các năm vừa qua không xảy ra cháy rừng. Độ che phủ rừng trên địa bàn huyện cuối năm nay đạt gần 85%. Đến trung tuần tháng 12, Hạt Kiểm lâm Quan Hóa đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 17 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, nộp ngân sách Nhà nước gần 160 triệu đồng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

                                  Lê Hoàng Vũ (thực hiện)

Tự động

Sản xuất thủy sản bền vững dưới tán rừng

Những năm gần đây, tỉnh Cà Mau đã có nhiều chính sách khôi phục lại rừng và giúp người dân sản xuất đa canh dưới tán rừng để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Lê Hoàng Vũ

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông