Bản tin Lâm nghiệp ngày 31/1/2024: Cả nước trồng 7.800ha rừng tập trung trong tháng 1

Cả nước trồng 7.800ha rừng tập trung trong tháng 1; Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học; Phát huy tốt chức năng rừng phòng hộ biên giới.

Quỳnh Anh  | 16:20 31/01/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 31/1/2024: Cả nước trồng 7.800ha rừng tập trung trong tháng 1

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 31/1/2024: Cả nước trồng 7.800ha rừng tập trung trong tháng 1

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Cả nước trồng 7.800ha rừng tập trung trong tháng 1

Thưa quý vị và bà con, Theo báo cáo kinh tế - xã hội vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tháng 1/2024 diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước ước đạt 7.800 ha, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2023 do thời tiết ở một số địa phương không thuận lợi làm ảnh hưởng đến tiến độ trồng rừng. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 4 triệu cây, giảm 2%, sản lượng gỗ khai thác đạt hơn 1 triệu m3, tăng 3,6%. Trong tháng 1 năm nay, diện tích rừng bị thiệt hại là 31,5 ha, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Bao gồm, diện tích rừng bị cháy là 2,5 ha, tăng 2%; diện tích rừng bị chặt, phá là 29 ha, giảm 1%.

  • Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học

Với hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, thời gian qua, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học đã hỗ trợ Vườn quốc gia Cát Tiên thành lập bốn nhóm bảo tồn cộng đồng tại các xã vùng đệm với 64 thành viên tham gia. Các nhóm bảo tồn cộng đồng này đã được hỗ trợ thông qua các lớp tập huấn, đào tạo, nâng cao kiến thức pháp luật liên quan đến bảo tồn động vật hoang dã. Từ đó, góp phần tích cực vào việc thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hoang dã tại vùng đệm của Vườn quốc gia. Bên cạnh đó, Dự án cũng hỗ trợ VQG Cát Tiên thành lập Ban quản lý hợp tác đa bên nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực của cộng đồng vùng đệm trong quản lý và bảo vệ rừng.

  • Phát huy tốt chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn, biên giới

Trong lĩnh vực bảo vệ rừng, nhằm tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, năm 2023, lực lượng Kiểm lâm trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp bằng nhiều hình thức phong phú. Năm qua, toàn tỉnh trồng gần 4.600 ha rừng tập trung, hơn 3,2 triệu cây phân tán, chăm sóc trên 1.500 ha rừng trồng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 58,9%. Qua điều tra 145 ô tiêu chuẩn của ngành Kiểm lâm cho thấy, Hà Giang không phát sinh ổ dịch sâu, bệnh hại cây rừng. Kết quả này góp phần quan trọng nâng cao chất lượng rừng, phát huy tốt chức năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ biên giới.

  • Tuyệt đối không để các đối tượng lợi dụng dịp nghỉ Tết để phá rừng

Cũng liên quan tới hoạt động bảo vệ rừng nhưng riêng trong dịp Tết nguyên đán, UBND tỉnh Đắk Nông vừa có công văn chỉ đạo các đơn vị chủ rừng, các lực lượng chức năng tăng cường quản lý, bảo vệ rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024. Theo đó, yêu cầu Các đơn vị chủ rừng xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Chủ rừng tăng cường công tác chốt chặn, tuần tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan chức năng xử lý các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng. Các đơn vị tuyệt đối không để xảy ra tình trạng các đối tượng lợi dụng dịp nghỉ tết để phá rừng, lấn chiếm rừng và khai thác lâm sản trái pháp luật; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về rừng.

  • Thôn vùng cao nhận 300 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng mỗi năm

Còn ở lĩnh vực chi trả dịch vụ môi trường rừng tại các địa phương, Thôn Ta Náng, xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, tỉnh Cào Lai hiện đang nhận khoán bảo vệ 533 ha rừng đặc dụng với nhiều hệ động - thực vật phong phú. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Thôn đã thành lập tổ bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng với 10 thành viên được chia thành 2 nhóm luân phiên tuần tra rừng. Theo kế hoạch, mỗi nhóm đi tuần 4 buổi/tháng, khi có việc đột xuất sẽ đi tuần cùng cán bộ kiểm lâm địa bàn. Trung bình mỗi năm, thôn Ta Náng được chi trả hơn 300 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Ngoài chi cho công tuần tra rừng thì số tiền còn lại được đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt chung. Được hưởng lợi từ rừng, người dân ý thức hơn trong việc giữ rừng, bảo vệ rừng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 31/1/2024: Cả nước trồng 7.800ha rừng tập trung trong tháng 1

Cả nước trồng 7.800ha rừng tập trung trong tháng 1; Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học; Phát huy tốt chức năng rừng phòng hộ biên giới.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng