| Hotline: 0983.970.780

Kịp thời dập tắt 12 vụ cháy, không gây thiệt hại tài nguyên rừng

Thứ Ba 30/01/2024 , 16:19 (GMT+7)

Năm 2023, Kiên Giang xảy ra 12 vụ cháy rừng, kiểm lâm đã huy động hàng trăm người tham gia chữa cháy, kịp thời khống chế đám cháy, không gây thiệt hại tài nguyên rừng.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, gắn sơ kết quy chế phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm và Ban quản lý rừng Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, gắn sơ kết quy chế phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm và Ban quản lý rừng Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Chiều 30/1, tại TP Rạch Giá, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang và Ban quản lý rừng Kiên Giang tổ chức hội nghị tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, gắn sơ kết quy chế phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm và Ban quản lý rừng Kiên Giang.

Ông Trần Thành Được, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 82.652 ha, đã được giao cho các chủ thể quản lý, cụ thể gồm: 2 Vườn Quốc gia, Ban quản lý rừng, các đơn vị chủ rừng, các tổ chức, cá nhân… quản lý, bảo vệ. Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng (PCCCR), phát triển rừng và quản lý lâm sản luôn được quan tâm, tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả.

Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) các cấp đã được kiện toàn từ tỉnh, huyện đến các xã có rừng. Đồng thời, kiện toàn 171 tổ đội PCCCR cơ sở, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng. Ngoài ra các Hạt Kiểm lâm thực hiện quy chế phối hợp bảo vệ rừng và PCCCR với các lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn. Qua đó, huy động được nhiều lực lượng cùng tham gia công tác bảo vệ rừng và PCCCR ở địa phương, mỗi huyện có khả năng huy động từ 300 đến 800 lực lượng tham gia nếu xảy ra cháy lớn.

Ông Đoàn Văn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang triển khai nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và phương án phòng chống cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2024. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Đoàn Văn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang triển khai nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và phương án phòng chống cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2024. Ảnh: Trung Chánh.

Để chủ động bảo vệ rừng, các đơn vị chủ rừng tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy rừng theo phương án được duyệt, cày, ủi đường băng cản lửa, đắp, gia cố các đập, cống điều tiết nước. Nạo vét 5 hố chứa nước trong rừng, dung tích 150 m3 nước/hố. Bơm bổ sung khoảng 12,6 triệu m3 nước vào rừng. Trong các tháng mùa khô, lực lượng kiểm lâm thường xuyên tuần tra, kiểm tra, trực 24/24 giờ, để nắm bắt diễn biến tình hình PCCCR hàng ngày cũng như chủ động hỗ trợ lực lượng, phương tiện, trang thiết bị chữa cháy cho các địa phương, các chủ rừng.

Trong năm 2023, toàn tỉnh xảy ra 12 vụ cháy rừng, diện tích cháy 12,1 ha. Các vụ cháy được phát hiện kịp thời, lực lượng kiểm lâm đã huy động 683 lượt người tham gia dập tắt các đám cháy, không gây thiệt hại về rừng. Hiện trạng cháy chủ yếu là dây leo, cây bụi, cây rừng đã bị chặt phá trước.

Năm 2023, lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương và các chủ rừng tổ chức tuần tra, kiểm tra 2.736 cuộc, có 9.205 lượt người tham gia. Qua đó, đã phát hiện và lập biên bản 92 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, trong đó xử phạt hành chính 74 vụ và chuyển cơ quan điều tra 18 vụ.

Để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR, Chi cục Kiểm lâm Kiên Giang đã ký quy chế phối hợp với Ban quản lý rừng Kiên Giang, nhằm tăng cường công tác trao đổi thông tin, tuyên truyền bảo vệ rừng, phối hợp tuần tra quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR và các biện pháp phát triển lâm sinh.

Ông Đoàn Văn Thanh (thứ 2 từ phải qua), dẫn đầu đoàn công tác của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang kiểm tra phương án phòng chống cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô tại Vườn quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Đoàn Văn Thanh (thứ 2 từ phải qua), dẫn đầu đoàn công tác của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang kiểm tra phương án phòng chống cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô tại Vườn quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: Trung Chánh.

Năm 2024, do ảnh hưởng của El Nino nên sẽ gia tăng cường độ gây nắng nóng, khô hạn trên diện rộng, kéo dài tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Tình hình chặt phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp sử dụng sai mục đích, mua bán đất rừng trái pháp luật vẫn còn tiềm ẩn xảy ra ở một số địa phương. Công tác quản lý, bảo vệ  rừng ở các xã đảo, nhất là những xã đảo có quy hoạch phát triển du lịch sẽ diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Rừng phòng hộ ven biển nguy cơ bị sạt lở do sóng biển và một bộ phận người dân phá rừng mở rộng diện tích mặt nước nuôi thủy sản sẽ làm giảm diện tích và chất lượng rừng.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang tăng cường tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống vi phạm đất lâm nghiệp, phát triển rừng. Tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp bảo vệ rừng, PCCCR, tăng cường công tác kiểm tra đối với các chủ rừng trong việc triển khai công tác phòng cháy rừng, thực hiện các biện pháp phòng cháy, thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, tuần tra, ứng trực PCCCR trong cao điểm mùa khô năm 2024.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Những công nghệ 'chia lửa' cho lực lượng giữ rừng

Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo vệ rừng đầu nguồn giúp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.