Bản tin Lâm nghiệp ngày 4/12/2023: Nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ về dược liệu

Thừa Thiên - Huế thực hiện 17 nhiệm vụ khoa học công nghệ về dược liệu; Thu nhập bình quân từ cây luồng đạt 10 - 12 triệu đồng/ha.

Quỳnh Anh  | 15:54 04/12/2023

Bản tin Lâm nghiệp ngày 4/12/2023: Nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ về dược liệu

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 4/12/2023: Nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ về dược liệu

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Thừa Thiên – Huế thực hiện 17 nhiệm vụ khoa học công nghệ về dược liệu

Mở đầu là những thông tin về hoạt động phát triển dược liệu dưới tán rừng, thưa quý vị và bà con, Thừa Thiên - Huế là địa phương có tiềm năng to lớn để khai thác tài nguyên bản địa, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và chế biến dược liệu. Tỉnh có hơn 1.600 loài, chiếm hơn 30% tổng số loài cây thuốc của cả nước. Địa phương đã quan tâm đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, sản xuất các giống dược liệu có năng suất và chất lượng để phát triển thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Từ năm 2020 đến nay, tỉnh triển khai thực hiện 17 nhiệm vụ khoa học công nghệ về dược liệu. Tuy nhiên, việc sản xuất cây dược liệu tại đây còn mang tính tự phát, thiếu bền vững, kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến sau thu hoạch chưa đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn của doanh nghiệp và thị trường quốc tế. Hoạt động khai thác và phát triển dược liệu gắn với tiềm năng du lịch còn hạn chế.

  • Quảng Nam trồng mới hơn 600ha cây dược liệu

Cũng là một địa phương có nhiều lợi thế phát triển dược liệu, Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam cho biết, nhờ tiếp cận nhiều kênh vốn ưu đãi và thụ hưởng một số cơ chế chính sách hỗ trợ, thời gian qua các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển mạnh các mô hình trồng cây dược liệu. Trong năm 2023 toàn tỉnh trồng mới hơn 600ha cây dược liệu. Với diện tích trồng mới đó, hiện nay Quảng Nam có khoảng gần 9.900ha cây dược liệu các loại như sâm Ngọc Linh, quế, sâm bảy lá một hoa, ba kích, đảng sâm, sa nhân, đinh lăng, chè dây.

  • Thu nhập bình quân từ cây luồng đạt từ 10 - 12 triệu đồng/ha

Những năm qua, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa luôn xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó tre, luồng có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, do vậy, chính quyền địa phương đã đề ra các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả và giá trị thu nhập từ tre, luồng. Trên địa bàn huyện Lang Chánh hiện có gần 13.700 ha luồng. Năm 2023, huyện hỗ trợ thâm canh, phục tráng rừng trồng luồng, nứa, vầu cho 290 ha với gần 360 hộ tham gia. Vừa qua, nhiều diện tích rừng luồng được cải tạo, 5 tuyến đường lâm nghiệp được đầu tư, nhiều HTX thu mua tre, luồng được hình thành, tạo môi trường rộng mở cho loại cây trồng này lưu thông phát triển. Nhờ đó, giá trị thu nhập từ cây luồng được nâng lên, đến năm 2023, giá trị bình quân đạt từ 10 - 12 triệu đồng/ha.

  • Duy trì hoạt động hơn 200 tổ đội xung kích chữa cháy rừng

Đối với hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng mùa hanh khô tại các tỉnh phía Bắc, thưa quý vị, Huyện Văn Chấn, có trên 66.400 ha rừng, là huyện nằm trong vùng trọng điểm cháy rừng của tỉnh Yên Bái. Hiện trên địa bàn huyện này có 22,35 nghìn ha rừng có nguy cơ xảy ra cháy cao. Do đó, bước vào mùa khô hanh năm nay, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn đã tham mưu giúp UBND huyện ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, Phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô, kiện toàn lại 28 ban chỉ đạo Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững, điều chỉnh, bổ sung phương án, kế hoạch Phòng cháy chữa cháy rừng cấp xã và của các chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư. Trong đó, đã chú trọng rà soát, xác định vị trí các vùng trọng điểm cháy rừng tại 14 xã, củng cố lực lượng và duy trì hoạt động của hơn 210 tổ đội xung kích chữa cháy rừng với hơn 2.400 người.

  • Quảng Bình: Trình diễn kỹ thuật sản xuất viên nén gỗ 145 tỷ đồng

Cuối cùng là thông tin về hoạt động chế biến lâm sản, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình phối hợp với Công ty cổ phần Dũng Nguyệt Anh Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị trình diễn kỹ thuật sản xuất viên nén gỗ. Dự án được đánh giá sau khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần tạo việc làm cho 50 lao động mới, với mức thu nhập 8 triệu đồng/người/tháng sau khi nhà máy đưa vào hoạt động sản xuất ổn định. Quảng Bình được đánh giá là tỉnh có tiềm năng rất lớn về gỗ rừng trồng và nguồn phế thải lâm nghiệp, nông nghiệp, là điều kiện tốt để phát triển sản phẩm viên nén gỗ. Việc đầu tư Nhà máy sản xuất viên nén gỗ là quyết định đầu tư hợp lý trong xu hướng hiện nay. Được biết, Dự án Nhà máy sản xuất viên nén gỗ Dũng Nguyệt Anh Quảng Bình được chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2022 với vốn đầu tư 145 tỷ đồng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 4/12/2023: Nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ về dược liệu

Thừa Thiên - Huế thực hiện 17 nhiệm vụ khoa học công nghệ về dược liệu; Thu nhập bình quân từ cây luồng đạt 10 - 12 triệu đồng/ha.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn
Thời sự

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn; Trồng rừng gỗ lớn còn nhiều rào cản; Quảng Ngãi chỉ đạo sớm xử lý các điểm sạt lở khẩn cấp.

Việt Nam thích ứng chủ động với suy thoái đất và khô hạn
Thời tiết nông vụ ngày 23/12/2024: Miền Trung mưa dai dẳng
Thời sự

Miền Trung vẫn đang chìm trong mưa. Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế, mưa vẫn dai dẳng, thậm chí có nơi mưa to.

Thời tiết nông vụ ngày 23/12/2024: Miền Trung mưa dai dẳng