Rừng Ba Vì đã xanh trở lại
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, người dân và các cơ quan chức năng, rừng Ba Vì đã được bảo tồn nghiêm ngặt, những cánh rừng ngày càng xanh tốt.
Xuân Hào | 11:55 02/12/2023
Rừng Ba Vì đã xanh trở lại
RỪNG BA VÌ ĐÃ XANH TRỞ LẠI
MC1:
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển lâm nghiệp.
Thưa quý vị, và bà con! Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện huyện Ba Vì có gần 7.700ha rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Diện tích rừng phân bố ở 13/31 xã, thị trấn trong huyện. Rừng của huyện Ba Vì, ngoài giá trị về kinh tế, khoa học, còn có giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái của Thủ đô. Trong những năm gần đây nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, người dân và các cơ quan chức năng, rừng Ba Vì đã được bảo tồn nghiêm ngặt, những cánh rừng ngày càng xanh tốt, trở thành một trong những lá phổi xanh của người dân.
MC2:
Thưa qý vị và bà con, Xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì trước đây là một trong những điểm nóng bỏng về tình trạng phá rừng, lấy củi, đi vào các lối mòn đường rừng trong xóm như núi đá Voi trước đây thường xuyên gặp người mang vác, vận chuyển gỗ. Một người dân trước kia thường xuyên vào rừng khai thác gỗ cho biết:
PV Ông Nguyễn Văn Vận:
Trước thực trạng đó, nhiều năm trở lại đâ, chính quyền xã đã phối hợp với lực lượng Kiểm lâm vườn Quốc gia Ba Vì đến tận từng hộ dân tuyên truyền vận động, để người dân không phá rừng. Với cách làm gần gũi, kiên trì và không thiếu quyết liệt của lực lượng chức năng và chính quyền địa phương, nhiều hộ hiểu ra sự việc không phá rừng nữa, không chỉ có vậy họ còn cùng với lực lượng Kiểm lâm đi trồng lại rừng, phòng chống cháy rừng trong thời gian cao điểm. Ông Đing Công Khí, người dân đang sinh sống tại xã Khánh Thượng cho biết.
PV Ông Đing Công Khí, thôn Ninh, xã Khánh Thượng:
Hiện nay rừng Ba Vì đã được quản lý nghiêm ngặt, nơi đây phong cảnh ngoạn mục, cảnh sắc thiên nhiên hòa quện với con người ngay từ lúc bắt đầu đặt chân tới con dốc dưới chân Ba Vì.
Vườn Quốc gia Ba Vì có diện tích hơn 10.000 ha, là nơi còn rất nhiều động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ, những năm trước đây, tình trạng chặt phá khai thác gỗ, đặc biệt là vấn nạn lấy củi trong rừng của người dân diễn ra rất phổ biến, lực lượng Kiểm lâm vườn Quốc gia mỏng, lại phải trải đều trên một diện tích vưởn rất lớn giáp từ tỉnh Hòa Bình, đến tận tỉnh Phú Thọ, chính vì vậy trong công tác quản lý bảo vệ rừng tiêu chí tuyên truyền kết hợp chặt chẽ với các lực lượng khác được lãnh đạo vườn Quốc gia Ba Vì đặt lên hàng đầu. Ngoài lực lượng kiểm lâm chuyên trách quanh vườn Quốc gia còn có các tổ, đội tại các xã vùng đệm, đây chính là mạng lưới hết sức quan trọng trong công tác phát hiện và phòng chống cháy rừng, bên cạnh đó còn có các lực lượng do các khu du lịch đang hoạt động kinh doanh trong vùng núi Ba Vì lập ra, hàng năm các lực lượng này đều được tổ chức tập huấn các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy rừng, việc kết hợp các lực lượng trên các địa bàn cùng được vườn Quốc gia phát huy rất mạnh. Ông Đỗ Thanh Hùng, Phó Giám đốc vườn Quốc gia Ba Vì cho biết.
PV Ông Đỗ Thanh Hùng, Phó Giám đốc vườn Quốc gia Ba Vì:
MC1: Thưa quý vị, những năm gần đây vườn Quốc gia Ba Vì một số điểm đã được cho thuê môi trường rừng để giữ rừng, đây là cách làm hay để tăng độ che phủ của rừng bằng những loại cây bản địa, đồng thời giữ rừng trực tiếp. Với vị trí đẹp lại được quản lý bảo tồn chặt chẽ độ che phủ rừng ngày càng tăng cao, từ một nơi tình trạng phá rừng, cháy rừng diễn ra, đến nay vườn Quốc gia Ba Vì với cảnh sắc thiên nhiên phong phú đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng, công tác quản lý bảo vệ rừng được đảm bảo tuyệt đối./.
MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp
MC 1: tin 1
Thưa quý vị và bà con,
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Đề án thực hiện trên diện tích gần 17.000 ha thuộc phạm vi quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và kết nối với các xã vùng đệm 2 huyện Bá Thước và Quan Hóa. Kinh phí dự kiến khoảng gần 183 tỷ đồng. Các loại hình du lịch bao gồm: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe, du lịch cộng đồng, trải nghiệm văn hóa bản địa, du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh, du lịch thể thao, mạo hiểm, du lịch khám phá kết hợp học tập, nghiên cứu chuyên đề về hệ sinh thái rừng trên núi đá, đa dạng các loài động, thực vật rừng, môi trường khí hậu, địa hình, du lịch nông nghiệp.
MC 2: tin 2
Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã khai thác gần 2.500 ha rừng trồng kinh tế. Theo đó, tổng sản lượng gỗ rừng trồng đạt gần 178.000 m3, tăng gần 44% so với cùng kỳ. Năng suất rừng trồng bình quân đạt trên 77 m3/ha. Các địa phương đã trồng cây phân tán ước đạt 162.000 cây phân tán, đạt 100% so với kế hoạch. Giữ ổn định tỷ lệ độ che phủ rừng 69,8%. Diện tích trồng rừng tập trung đạt khoảng 2.500 ha, tăng hơn 500 ha so với năm 2022. Huyện Bố Trạch đang triển khai liên kết cấp chứng chỉ rừng trồng và tiêu thụ gỗ nguyên liệu cho người dân. Đến nay đã hoàn thành việc tổ chức tập huấn tuyên truyền, vận động các hộ dân có rừng đăng ký tham gia, hoàn thành việc rà soát xây dựng bản đồ FSC. Dự kiến đến đầu năm 2024 sẽ tổ chức đánh giá và cấp chứng chỉ rừng FSC.
MC 1: tin 3
Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên hiện có 10 vườn ươm giống cây lâm nghiệp, với diện tích khoảng 10ha. Trung bình mỗi năm, các vườn ươm cung cấp trên 200 vạn cây giống, chủ yếu là giống cây keo nội, ngoại và một số loại cây bản địa như dổi, lim, lát… phục vụ người dân trong và ngoài tỉnh. Theo Hạt Kiểm lâm huyện Đại Từ, Để đảm bảo chất lượng rừng trồng, hàng năm, đơn vị đều tổ chức kiểm tra trực tiếp các vườn ươm trên địa bàn từ khâu làm đất, xử lý giống đến chăm sóc cây giống trong vườn. Nhìn chung, quy trình xử lý vườn ươm của các cơ sở tuân thủ đúng kỹ thuật lâm sinh, tỷ lệ cây sống đạt trên 95%, cây giống đảm bảo chất lượng.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Rừng Ba Vì đã xanh trở lại
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, người dân và các cơ quan chức năng, rừng Ba Vì đã được bảo tồn nghiêm ngặt, những cánh rừng ngày càng xanh tốt.
Xuân Hào
Tin liên quan
Các chương trình
Với truyền thống hàng trăm năm tuổi, sản xuất tăm hương và làm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã chuyển từ nghề phụ thành sinh kế chính, có những đơn hàng xuất khẩu.
Bên cạnh những hình thức quảng bá truyền thống, hoa xuân Mê Linh hiện còn có mặt ở các phiên chợ, lễ hội và đặc biệt là những phiên livestream trên mạng xã hội.