Để rừng Yên Bái từ 'điểm nóng' thành 'điểm xanh'

Những năm gần đây, nhờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân, vi phạm quản lý rừng tại Yên Bái đã từng bước được ngăn chặn.

Xuân Hào  | 13:33 03/12/2023

Để rừng Yên Bái từ 'điểm nóng' thành 'điểm xanh'

Tự động

Để rừng Yên Bái từ 'điểm nóng' thành 'điểm xanh'

ĐỂ RỪNG YÊN BÁI TỪ 'ĐIỂM NÓNG' THÀNH 'ĐIỂM XANH'

  MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển Lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con, Yên Bái là một trong những địa phương cóđộ che phủ rừng đạt gần 64% để có được kết quả này, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được chính quyền, người dân vào cuộc rất quyết liệt. Những năm gần đây nhờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân, vi phạm quản lý rừng đã từng bước được ngăn chặn, màu xanh của các cánh rừng đang dần được khôi phục.

  MC2: Khi con gà rừng đã ngừng cất tiếng gọi ngày để nhường không gian cho tiếng véo von của lũ chim rừng, thì ánh sáng mặt trời cũng đã đẩy dần làn sương sớm đi sâu vào khe đá của đèo Khau Phạ, đó cũng là lúc chị Hạng Thị Xã ở xã Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải bắt đầu đào hốc để trồng cây rừng. Trước đây chị Xã thường xuyên vào rừng để khai thác lâm sản, kiếm củi. Được chính quyền địa phương, cán bộ Kiểm lâm chỉ dẫn tuyên truyền đến nay chị đã không còn vào rừng nữa, thay vào đó chị và gia đình chuyển sang phục vụ du lịch và tham gia công việc trồng mới rừng. Việc làm mới này vừa cho thu nhập cao, lại không bị mang tiếng là phá rừng.

PV chị Hạng Thị Xã ở xã Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải

  Huyện Mù Cang Chải vốn nổi tiếng với các vụ cháy rừng, ngoài ra còn có nhiều địa bàn được coi là điểm nóng của tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản. Sở dĩ như vậy, vì người dân trước kia thường có thói quen vào rừng đốt nương khi tới mùa, nhiều vụ cháy rừng đã xảy ra. Để giải quyết tình trạng này hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải đã cùng chính quyền địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng kịp thời phát hiện, ngăn chặn những trường hợp vi phạm. Đặc biệt chú trọng tới các hộ gia đình các nhân nhận khoán rừng thường xuyên đôn đốc các hộ này bảo vệ tốt diện tích rừng trồng phòng hộ hiện có. Sau nhiều năm tháng giữ rừng và trồng rừng, cuộc sống dưới tán rừng đã nhiều đổi thay.

  Hiện nay huyện Mù Cang Chải có 80.000 ha diện tách đất rừng, độ che phủ rừng đạt gần 68%, ngoài việc tập trung bảo vệ diện tích rừng lực lượng kiểm lâm liên tục tổ chức diễn tập, phòng cháy, chữa cháy rừng. Cán bộ Kiểm lâm trực tiếp phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng tới các hộ gia đình, chủ rừng thực hiện thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng để kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra. Ông Dương Anh Tuấn công tác tại Hạt Kiểm lâm Yên Bình cho biết:

PV ông Dương Anh Tuấn, Hạt Kiểm lâm Yên Bình:

  Nhằm giữ rừng hiệu quả, chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã phát huy tối đa nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm địa bàn, phân lực lượng này xuống tận các thôn, tổ, đội kiểm soát chặt chẽ từng khu rừng được coi là điểm nóng trước đây. Song song với đó công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về quản lý bảo vệ rừng vận động quần chúng tham gia bảo vệ rừng được đặc biệt chú trọng. Mặt khác việc thực hiện kiểm tra ngăn chặn, truy quét, xử lý nghiêm các vụ khai thác, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép được thực hiện rất chặt chẽ. Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép trên địa bàn tỉnh đã được hạn chế rất nhiều. Ông Kiều Tư Giang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái cho biết.

PV Ông Kiều Tư Giang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái

  MC1: Thưa quý vị, thưa bà con, Mặc dù đã đạt kết quả nhất định trong công tác quản lý bảo vệ rừng thời gian qua, tuy nhiên, trong thời gian tới lực lượng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, người dân từng bước giải quyết những tồn tại về tình trạng xâm lấn đất rừng tại một số nơi vẫn xảy ra, các vụ vi phạm luật bảo vệ phát triển rừng vẫn hoàn toàn chưa được xử lý triệt để.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Theo thống kê đến của Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, đến hết tháng 11 năm nay, cả nước trồng được khoảng 220,7 nghìn ha rừng, đạt 90% kế hoạch năm. Theo ước tính của Cục Lâm nghiệp, cả năm trồng sẽ được 245.000 ha, đạt 100% kế hoạch năm.  Về khai thác rừng trồng tập trung, 11 tháng qua, cả nước khai thác khoảng trên 18.200 nghìn m3, đạt 83% kế hoạch năm. Ước tính cả năm khai thác 20.500/22.000 nghìn m3, đạt 93% kế hoạch. Ông Trần Quang Bảo - Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho rằng, ngành lâm nghiệp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong trong thời gian tới, đó là tình trạng phá rừng tự nhiên trái pháp luật để lấy đất canh tác, khai thác rừng trái phép, tranh chấp đất lâm nghiệp ở một số địa phương. Bên cạnh đó, độ che phủ rừng có tăng, nhưng năng suất, chất lượng rừng trồng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên chưa cao; hiệu quả kinh tế, giá trị thu nhập trên 1 ha rừng còn thấp.

MC 2: tin 2

Tỉnh Bắc Kạn vừa tổ chức lễ công bố quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là quy hoạch có ý nghĩa chiến lược mở ra triển vọng hợp tác và cơ hội đầu tư cho tỉnh với các đối tác trong nước và quốc tế. Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn đã xác định rõ mục tiêu “xây dựng Bắc Kạn trở thành trung tâm sản xuất, chế biến gỗ và dược liệu của của vùng trung du miền núi Bắc Bộ”. Bên cạnh đó, địa phương này cũng hướng đến sản xuất hàng hóa, từng bước xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Chuyển đổi mới mạnh mẽ tư duy, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo định hướng kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy hợp tác, liên kết.

MC 1: tin 3

Tuyên Quang là địa phương cũng có điều kiện sinh thái rất thuận lợi cho phát triển rừng, đặc biệt có đến 88% lực lượng lao động của tỉnh làm việc liên quan đến sản xuất lâm nghiệp. Từ điều kiện tự nhiên, xã hội, đồng thời thực hiện có hiệu quả quyết sách của Chính phủ, tỉnh đã ban hành Nghị quyết phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2030 với một số mục tiêu đột phá như: Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất lâm nghiệp 9%/năm, phát triển rừng gỗ lớn đạt 89.000 ha, năng suất rừng trồng đạt 22 m2/ha/năm, sản lượng gỗ khai thác bình quân đạt 1,1 triệu tấn/năm, quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng bền vững 90.000 ha, phấn đấu đến năm 2025 đưa Tuyên Quang trở thành một trong những tỉnh điển hình về phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới và du lịch sinh thái.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Để rừng Yên Bái từ 'điểm nóng' thành 'điểm xanh'

Những năm gần đây, nhờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân, vi phạm quản lý rừng tại Yên Bái đã từng bước được ngăn chặn.

Xuân Hào

Tin liên quan

Các chương trình

Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
Phóng sự

Với truyền thống hàng trăm năm tuổi, sản xuất tăm hương và làm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã chuyển từ nghề phụ thành sinh kế chính, có những đơn hàng xuất khẩu.

Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
Hoa xuân Mê Linh 'bắt sóng' khách hàng online
Phóng sự

Bên cạnh những hình thức quảng bá truyền thống, hoa xuân Mê Linh hiện còn có mặt ở các phiên chợ, lễ hội và đặc biệt là những phiên livestream trên mạng xã hội.

Hoa xuân Mê Linh 'bắt sóng' khách hàng online