Bản tin Lâm nghiệp ngày 4/3/2024: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

Mục tiêu phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng; Hơn 7.000ha rừng và đất lâm nghiệp thuộc vùng trọng điểm cháy; Mở rộng diện tích rừng bằng cây bản địa.

Quỳnh Anh  | 16:22 04/03/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 4/3/2024: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 4/3/2024: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Mục tiêu phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Thưa quý vị và bà con, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký quyết định phê duyệt Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Một trong những mục tiêu cụ thể của Đề án là phát triển bền vững nguồn cung nguyên liệu gỗ thông qua việc tổ chức thâm canh, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn để đảm bảo chủ động cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ; góp phần nâng cao năng suất, giá trị của rừng trồng và giá trị gia tăng của ngành chế biến gỗ. Phấn đấu sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác trong nước đáp ứng tối thiểu 80% vào năm 2030 và 100% vào năm 2050 nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ; 100% gỗ và sản phẩm gỗ có sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

  • Hơn 7.000ha rừng và đất lâm nghiệp thuộc vùng trọng điểm cháy tại An Giang

Trong lĩnh vực Phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô, Theo Chi cục Kiểm lâm An Giang, trong hơn 16.800ha rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh, có gần 7.370ha thuộc vùng trọng điểm cháy, chiếm gần 44%. Một trong những biện pháp được tỉnh tập trung triển khai để bảo vệ rừng hiệu quả trong mùa khô này là tăng cường tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng các quy định về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Ngành kiểm lâm phối hợp các cơ quan truyền thông chủ động tuyên truyền, tổ chức phát thông điệp cảnh báo nguy cơ cháy rừng. Khi có nguy cơ cháy rừng cấp IV, các hạt, trạm kiểm lâm phải thông báo ngưng một số các hoạt động trong rừng tại những khu vực rừng dễ cháy, nơi có khách du lịch thường lui tới. Đồng thời, thông tin cảnh báo cháy trên website của Chi cục Kiểm lâm.

  • Đồng Nai bảo vệ tốt diện tích rừng đang có

Tương tự, Theo Ban Chỉ đạo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai, tổng diện tích có rừng và rừng trồng chưa thành rừng của tỉnh là hơn 181.000 ha; trong đó diện tích có rừng hơn 170.000 ha và tỷ lệ che phủ rừng đạt 28,92%. Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cơ bản an toàn. Hiện tỉnh Đồng Nai đang vào giai đoạn cao điểm mùa khô, nắng nóng gay gắt và nguy cơ cháy rừng rất dễ xảy ra. Do đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương, chủ rừng quan tâm và cần xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể nhằm tăng cường thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023-2024 cho đảm bảo, hiệu quả.

  • Nỗ lực phục hồi, mở rộng diện tích rừng bằng cây bản địa

Thưa quý vị, mỗi năm tỉnh Quảng Trị trồng mới khoảng 8.000 ha rừng tập trung, 2,5 - 3 triệu cây phân tán, duy trì độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt gần 50%, góp phần giảm nhẹ thiên tai, cải thiện môi trường sinh thái, cảnh quan. Hiện nay, để ứng phó hiệu quả với tình hình bão lũ, hạn hán ngày càng khắc nghiệt, mô hình phục hồi rừng bằng cây bản địa được Quảng Trị xác định là hướng đi phù hợp. Những cây bản địa như: lim xanh, huỷnh, nhội, lát hoa, trẩu... được đánh giá là thích nghi tốt với vùng đồi bị nhiễm chất độc dioxin, vùng thường xảy ra sạt lở đất tại địa phương. Do đó, những năm qua, ngành lâm nghiệp tỉnh triển khai các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu phục hồirừng tự nhiên và phát triển diện tích rừng bằng giống cây bản địa.

  • Phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng cả năm ngay trong vụ Xuân

Cũng liên quan tới lĩnh vực này, Yên Bình hiện là 1 trong những địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn của tỉnh Yên Bái. Khai thác tiềm năng, thế mạnh này, những năm qua, huyện đã tích cực giao đất, giao rừng cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng, gắn trồng rừng với đổi mới công nghệ chế biến. Trung bình mỗi năm, huyện Yên Bình trồng từ 3.000 ha rừng trở lên. Toàn huyện có gần 1.780 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, tỷ lệ che phủ rừng đạt 54,8%. Đến thời điểm này, toàn huyện Yên Bình đã trồng mới gần 500 ha rừng, đạt 16% kế hoạch năm nay. Yên Bình phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng 3.100 ha rừng kế hoạch năm ngay trong vụ Xuân.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 4/3/2024: Phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng

Mục tiêu phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng; Hơn 7.000ha rừng và đất lâm nghiệp thuộc vùng trọng điểm cháy; Mở rộng diện tích rừng bằng cây bản địa.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời sự

Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'