Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/3/2024: Lâm nghiệp tạo việc làm cho 5 triệu lao động

Ngành Lâm nghiệp tạo việc làm cho khoảng 5 triệu lao động trực tiếp; Khai thác lợi thế từ rừng đảm bảo công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/3/2024: Lâm nghiệp tạo việc làm cho 5 triệu lao động

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/3/2024: Lâm nghiệp tạo việc làm cho 5 triệu lao động

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Ngành Lâm nghiệp tạo việc làm cho khoảng 5 triệu lao động trực tiếp

Thưa quý vị và bà con, Theo Cục Lâm nghiệp, sau 3 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, ngành lâm nghiệp đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các mặt: Kinh tế, an sinh xã hội và môi trường. Hiện lâm nghiệp đã tạo ra việc làm cho khoảng 5 triệu lao động trực tiếp. Chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư với bình quân khoảng 6,2 triệu ha/năm, tạo nguồn thu nhập và cải thiện sinh kế cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền núi.

  • Khai thác lợi thế từ rừng đảm bảo công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 144,8 nghìn ha rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Rừng của Đồng Nai có phong cảnh đẹp với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021-2030 của Đồng Nai, nhiều diện tích đất rừng sẽ được đầu tư phát triển du lịch sinh thái để khai thác giá trị từ rừng. Từ cuối năm 2022, tỉnh cũng đã mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào 6 khu du lịch. Các dự án đều hướng đến khai thác lợi thế từ rừng tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo được công tác bảo tồn đa dạng sinh học, không gây ảnh hưởng, xung đột đến môi trường sống của các loài động, thực vật trong tự nhiên.

  • Bảo vệ khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An gắn với tăng trưởng xanh

Tương tự, UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An giai đoạn 2023-2027, định hướng đến 2030. Kế hoạch đặt ra những mục tiêu cụ thể về kinh tế, môi trường. Trong đó, nhấn mạnh việc phát huy giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, kinh doanh tín chỉ Carbon, phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, phát triển lâm sản ngoài gỗ và dược liệu dưới tán rừng, gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Phát huy giá trị của tài nguyên sinh vật, của các hệ sinh thái rừng, của các giá trị văn hoá tuyền thống, các tri thức bản địa,… Góp phần thực hiện chiến lược quốc gia, các cam kết quốc tế về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, tiến tới nền kinh tế Carbon thấp.

  • Tập trung tối đa lực lượng bảo vệ rừng

Về công tác bảo vệ rừng, hiện nay, tổng diện tích có rừng của tỉnh Bình Thuận là hơn 342.000 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 43%. Diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh đa phần thuộc loại rừng rụng lá vào mùa khô, nằm phân bố ở vùng địa thế hiểm trở và bị chia cắt mạnh. Với mục tiêu giảm thiệt hại tài nguyên rừng trong năm 2024, tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành liên quan, chính quyền địa phương phải chủ động triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo vệ rừng, phòng chống phá rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Tập trung tối đa lực lượng để quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, nhất là ở các khu rừng có trữ lượng, giá trị kinh tế cao nằm giáp ranh các tỉnh khác, không để xảy ra các điểm nóng.

  • Phú Yên xây dựng thành phố có rừng trong trung tâm

Thưa quý vị, theo thông tin tại họp báo hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Phú Yên năm 2024 vừa diễn ra, quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 được thực hiện với 5 đơn vị tư vấn, trong đó 2 đơn vị tư vấn ở nước ngoài. Các ngành kinh tế sẽ phát triển theo phương thức thông minh và các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Trong đó, định hướng phát triển TP. Tuy Hòa là đô thị loại I, trở thành đô thị biển với hệ thống công viên, cây xanh và có rừng trong trung tâm thành phố. Từ đó tạo lập môi trường và xã hội an toàn, lành mạnh cho cộng đồng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/3/2024: Lâm nghiệp tạo việc làm cho 5 triệu lao động

Ngành Lâm nghiệp tạo việc làm cho khoảng 5 triệu lao động trực tiếp; Khai thác lợi thế từ rừng đảm bảo công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi