Bản tin Lâm nghiệp ngày 5/3/2024: Nâng cao năng lực chống buôn bán gỗ trái phép

Nâng cao năng lực chống buôn bán gỗ trái phép; Kiên Giang ban hành mức độ cháy rừng theo cấp tại nhiều địa phương; Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Lâm nghiệp ngày 5/3/2024: Nâng cao năng lực chống buôn bán gỗ trái phép

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 5/3/2024: Nâng cao năng lực chống buôn bán gỗ trái phép

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Nâng cao năng lực chống buôn bán gỗ trái phép

Thưa quý vị và bà con, Cục Kiểm lâm, Bộ NN-PTNT và Đại diện Bộ Tư pháp Hoa Kỳ vừa phối hợp tổ chức hội thảo nâng cao năng lực thực thi pháp luật chống buôn bán gỗ trái phép, diễn ra trong 4 ngày. Trước đó, thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp được ký kết ngày 1/10/2021. Phát biểu tại phiên khai mạc, Cục trưởng Cục Kiểm lâm Bùi Chính Nghĩa nhấn mạnh, một trong những hoạt động chính của thỏa thuận là chia sẻ thông tin. Qua hội thảo, ông Bùi Chính Nghĩa cho rằng đây là cơ hội để các bên bày tỏ quan điểm nhằm nâng cao năng lực phòng chống buôn bán gỗ trái pháp luật và thúc đẩy buôn bán gỗ hợp pháp, hướng tới mục tiêu phát triển ngành gỗ hợp pháp, bền vững trong tương lai.

  • Kiên Giang ban hành mức độ cháy rừng theo cấp tại nhiều địa phương

Trong lĩnh vực bảo vệ rừng, thời gian qua, tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều vụ cháy rừng, đất nông nghiệp trên địa bàn TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã diễn ra nghiêm trọng. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang, TP Phú Quốc đang cảnh báo mức độ cháy rừng cấp 5 là cấp cực kỳ nguy hiểm, có khả năng cháy lớn và lan nhanh trên các loại rừng. Ngoài TP Phú Quốc mức độ cháy rừng cấp 5, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang đã ban hành mức độ cháy rừng theo cấp. Cụ thể, mức cháy rừng cấp 4 xảy ra tại các huyện, thành phố gồm: Hà Tiên, Giang Thành, Kiên Hải, Hòn Đất, Kiên Lương. Mức cháy rừng cấp 3 tại huyện An Minh.

  • Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng

Với hoạt động chuyển mục đích sử dụng rừng, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị có gần 20.100 ha rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp, trong đó đất có rừng là hơn 18.950 ha. Hiện nay, huyện đang chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp rà soát để tích hợp thông tin về rừng, đất rừng vào quy hoạch tỉnh, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Năm 2023 trên địa bàn huyện có 2 nhóm dự án mới, có liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Trên địa bàn huyện không có tình trạng lợi dụng việc chuyển mục đích sử dụng rừng để phá rừng trái pháp luật. Cùng với đó, huyện Cam Lộ tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước ở cấp xã theo quy định.

  • Chuyển diện tích cây lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng vầu đắng, lợi nhuận gấp 2 – 3 lần

Còn tại tỉnh Thanh Hóa, năm 2019, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây vầu đắng, xã Yên Khương, huyện Lang Chánh, đã đưa vào trồng thử nghiệm. Do phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu nên cây phát triển nhanh, tỷ lệ sống cao, lại không tốn công chăm sóc, ít sâu bệnh, có thể thu hoạch quanh năm, lợi nhuận cao hơn từ 2 đến 3 lần so với trồng lúa, ngô, khoai, sắn... Đến nay, diện tích trồng vầu đắng tại Yên Khương không ngừng mở rộng với trên 500ha gồm diện tích vầu tự nhiên và trồng mới tập trung ở 5/9 thôn, bản. Đối với người dân xã Yên Khương, việc chuyển đổi một phần diện tích trồng cây lâm nghiệp kém hiệu quả sang cây vầu đắng thực sự trở thành 'cứu cánh', mở ra hướng phát triển kinh tế, giúp bà con vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi bộ mặt vùng biên viễn này.

  • Hơn 1.000 cây chè cổ thục mọc dày trong rừng tự nhiên

Còn trong lĩnh vực phát triển sinh kế từ rừng, theo UBND huyện An Lão, tỉnh Bình Định, hiện ở xã An Toàn có tổng cộng 6.117 cây chè cổ thụ phân bố tại các khu rừng tự nhiên quy hoạch chức năng sản xuất, trong nương rẫy và vườn rừng của người dân. Trong đó, trên độ cao 900m so với mặt nước biển tại thôn 2 của xã vùng cao An Toàn có khoảng 1.000 cây chè cổ thụ mọc dày đặc trong rừng tự nhiên thuộc khoảnh 11A, tiểu khu 37. Thời gian qua, Ban quản lý Rừng đặc dụng An Toàn đã hợp đồng với Công ty Cổ phần Dược và Trang thiết thiết bị y tế Bình Định phân tích, đánh giá hàm lượng các dược chất có trong chè tự nhiên ở An Toàn, so sánh với các vùng chè khác khá nổi tiếng để tiến tới xây dựng thương hiệu, sản xuất hàng hóa bán ra thị trường.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 5/3/2024: Nâng cao năng lực chống buôn bán gỗ trái phép

Nâng cao năng lực chống buôn bán gỗ trái phép; Kiên Giang ban hành mức độ cháy rừng theo cấp tại nhiều địa phương; Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 9/5/2024: Đơn hàng phục hồi, ngành gỗ có thể tăng tốc
Thời sự

Đơn hàng phục hồi, ngành gỗ có cơ hội tăng tốc; Chuẩn bị sẵn mọi điều kiện, trồng rừng ngay khi trời mưa; Bình Thuận triển khai hiệu quả chương trình tín chỉ carbon.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 9/5/2024: Đơn hàng phục hồi, ngành gỗ có thể tăng tốc
Bản tin Thủy sản ngày 9/5/2024: Giải pháp giữ phân khúc thị phần cấp cao
Thời sự

Nâng cao trình độ chế biến thủy sản để giữ phân khúc thị phần cấp cao; Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS; Vùng nuôi tôm vào vụ quan trọng.

Bản tin Thủy sản ngày 9/5/2024: Giải pháp giữ phân khúc thị phần cấp cao