Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/8/2024: 'Nuôi' người nuôi rừng để giữ rừng

'Nuôi' người nuôi rừng để giữ được rừng; Phát triển vùng nguyên liệu hồi quy mô lớn; Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm dần.

Quỳnh Anh  | 16:36 07/08/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/8/2024: 'Nuôi' người nuôi rừng để giữ rừng

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/8/2024: ‘Nuôi’ được người nuôi rừng để giữ rừng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • ‘Nuôi’ được người nuôi rừng để giữ được rừng

Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Bộ NN-PTNT tổ chức cuộc họp đánh giá kết quả đạt được của chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và xây dựng chương trình giai đoạn 2026 - 2030. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chỉ đạo, từ giai đoạn 2026 - 2030, cần đảm bảo thu nhập của lực lượng trong ngành lâm nghiệp để nuôi được những người nuôi rừng, giữ được mục tiêu giữ rừng, hướng đến mục tiêu phát triển rừng bền vững. Bộ NN-PTNT cũng sẽ dành sự tập trung cao nhất cho lĩnh vực lâm nghiệp, bởi sự quan tâm của Nhà nước là một cách marketing để thu hút nguồn lực của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, vấn đề về nghiên cứu rừng và đa dạng sinh học cũng được Bộ trưởng chú trọng.

  • Phát triển vùng nguyên liệu hồi quy mô lớn

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế lâm nghệp, Sở hữu hơn 94.000 ha đất lâm nghiệp là lợi thế lớn để huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn phát triển cây hồi. Xác định hồi là cây trồng chủ lực, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Bình Gia đã triển khai các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế của cây trồng này, hướng đến mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu, hàng hóa quy mô lớn. Từ năm 2020 đến nay, huyện đã triển khai 5 mô hình sản xuất hồi hữu cơ với tổng diện tích trên 140 ha, triển khai 20 mô hình, dự án áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc hồi với tổng diện tích trên 520 ha. Nhờ sự chủ động phối hợp giữa chính quyền với người dân, các dự án đều thành công, phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trọng việc nâng cao chất lượng hồi nói chung của huyện.

  • Quảng Nam: Nỗ lực tham gia thị trường carbon để giữ rừng

Về nội dung phát triển thị trường carbon rừng, Tại Hội thảo chuyên đề Dự trữ carbon và đa dạng sinh học diễn ra mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, Quảng Nam cũng là địa phương có tiềm năng về thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao trữ lượng carbon từ rừng. Tuy nhiên những năm qua, hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp chưa đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Địa phương đang nỗ lực hoàn thiện về hồ sơ để tiếp tục kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm đề án của tỉnh hoặc tham gia vào các dự án carbon vùng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2025 mà Chính phủ đặt ra với mục tiêu tạo nguồn tài chính bền vững để thực hiện bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên hiện có, phát triển rừng theo hướng bền vững cho tương lai.

  • Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm dần

Trong lĩnh vực thực thi pháp luật về lâm nghiệp, nhiều năm về trước, có những thời điểm huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh là điểm nóng về vi phạm lâm luật với nhiều hành vi xâm hại rừng. Nhưng những năm gần đây, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý, sự phối hợp giữa các lực lượng với người dân, tình hình đã được kiểm soát chặt chẽ, tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp đã giảm dần và xử lý nghiêm, rừng được bảo vệ tốt hơn. Số liệu thống kê ở huyện Kỳ Anh cho thấy: Năm 2022, toàn huyện phát hiện xử lý 21 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, năm 2023 giảm xuống còn 15 vụ và 7 tháng đầu năm nay chỉ có 7 vụ vi phạm.

  • Kiên Giang nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép

Với hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học, TS. Trần Văn Thắng, Phó Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Thượng cho biết, đơn vị đang xin chủ trương triển khai Chuỗi hoạt động “Tỉnh Kiên Giang nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép”. Theo đó, Vườn quốc gia U Minh Thượng và Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam sẽ phối hợp triển khai các hoạt động bảo tồn động vật hoang dã và bảo vệ tài nguyên rừng trong năm 2024 - 2025. Tăng cường thực thi pháp luật, nâng cao năng lực và hiệu quả phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Thực hiện chiến dịch “Tỉnh Kiên Giang nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép".

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 7/8/2024: 'Nuôi' người nuôi rừng để giữ rừng

'Nuôi' người nuôi rừng để giữ được rừng; Phát triển vùng nguyên liệu hồi quy mô lớn; Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm dần.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng