Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/8/2024: Phát triển rừng từ cải thiện chất lượng cây giống

Phát triển rừng bền vững từ cải thiện chất lượng cây giống; Xuất khẩu sản phẩm gỗ sẽ tăng trưởng cao; Hơn 21 tỷ đồng hỗ trợ làm giàu 4.300 ha rừng.

Quỳnh Anh  | 17:05 06/08/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/8/2024: Phát triển rừng từ cải thiện chất lượng cây giống

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/8/2024: Phát triển rừng từ cải thiện chất lượng cây giống

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp

  • Xuất khẩu sản phẩm gỗ sẽ tăng trưởng cao

Thưa quý vị và bà con, Theo ông Ngô Sỹ Hoài - Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, bên cạnh nhu cầu của thị trường tăng, có một yếu tố cũng rất quan trọng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam vào Hoa Kỳ thời gian tới, đó là Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận cuối cùng của vụ việc điều tra xem xét phạm vi sản phẩm và chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó đã hủy bỏ toàn bộ vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam. Động thái này sẽ khiến xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam rộng đường vào Hoa Kỳ và đạt được mức tăng trưởng cao từ nay đến cuối năm.

  • Phát triển rừng bền vững từ cải thiện chất lượng cây giống

Về nội dung phát triển rừng bền vững, Theo ông Âu Quốc Hiệu, Quản lý Dự án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học – VFBC tỉnh Quảng Nam, Thực trạng cây giống lâm nghiệp ở Quảng Nam hiện đang rất “loạn”, thị trường nhan nhản cây giống không có nguồn gốc rõ ràng, kém chất lượng, dẫn đến hiệu quả trồng rừng không cao, rừng trồng mất năng suất, chất lượng gỗ không tốt. Trong khi chất lượng và giá trị rừng trồng phụ thuộc không ít vào chất lượng cây giống. Do đó, Dự án VFBC Quảng Nam xác định công việc chính là phải tác động vào các chủ vườn ươm giống cây lâm nghiệp trên địa bàn trong việc cải thiện chất lượng cây giống lâm nghiệp. Hiện dự án đã hỗ trợ cho 4 vườn ươm trên địa bàn với số lượng 80.000 cây giống gốc có chất lượng để các vườn ươm xây dựng vườn cây đầu dòng.

  • Hơn 21 tỷ đồng hỗ trợ làm giàu 4.300 ha rừng

Có trong tay nguồn lực từ các Nghị quyết hỗ trợ phát triển lâm nghiệptừ HĐND tỉnh, những năm qua, các địa phương trong tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với cơ quan chuyên môn là Chi cục Kiểm lâm hướng dẫn kỹ thuật cho người dân tổ chức trồng, làm giàu rừng. Ghi nhận tại huyện Hương Sơn cho thấy, đây là một trong những địa phương đứng top đầu tỉnh Hà Tĩnh về thực hiện chính sách hỗ trợ làm giàu rừng tự nhiên. Theo đó, từ 2018 đến nay, đã có hơn 4.300 ha rừng được hỗ trợ, với tổng chi phí thực hiện hơn 21 tỷ đồng, trồng các loài cây bản địa như lim, de, dổi, cồng, mỡ... Trong tương lai, hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân sống gần rừng.

  • Động lực cho huyện miền núi bảo vệ, phát triển rừng

Trong lĩnh vực bảo vệ rừng, Tân Sơn là huyện miền núi có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Phú Thọ, trong đó diện tích rừng và đất nông nghiệp chiếm 84%. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tại Tân Sơn khác cao, đa số là người Mường, người Dao và Mông. Bởi lẽ đó mà công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nơi đây đều có sự chung tay, góp sức của bà con dân bản. Theo thông tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Tân Sơn, trên địa bàn hiện có gần 18.000 ha rừng tự nhiên đã được giao khoán. Diện tích rừng tự nhiên được giao khoán cho các gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư, các chính sách từ trung ương về đến địa phương đều triển khai đồng bộ, hiệu quả và tạo được sinh kế cho bà con là động lực giúp huyện Tân Sơn hoàn thành các chỉ tiêu về bảo vệ và phát triển rừng.

  • Trồng mới 22ha rừng ngập mặn tại Huế

Với hoạt động trồng rừng, năm nay, tỉnh Thừa Thiên Huế được bổ sung thực hiện hợp phần 2 về trồng rừng ngập mặn thuộc dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của BĐKH cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” tại xã Hương Phong, TP. Huế. Theo đó, dự án đang triển khai trồng mới với quy mô 22ha rừng ngập mặn tại địa bàn xã Hương Phong. Việc thực hiện trồng mới 22ha rừng ngập mặn thuộc dự án góp phần tăng tỷ lệ che phủ và cải thiện chất lượng rừng ngập mặn, làm chức năng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển. Đồng thời, góp phần hạn chế thiên tai, tiết kiệm được kinh phí khắc phục hậu quả bão lũ hàng năm.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/8/2024: Phát triển rừng từ cải thiện chất lượng cây giống

Phát triển rừng bền vững từ cải thiện chất lượng cây giống; Xuất khẩu sản phẩm gỗ sẽ tăng trưởng cao; Hơn 21 tỷ đồng hỗ trợ làm giàu 4.300 ha rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời sự

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc
Thời sự

Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc