Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/5/2024: Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng

Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng; Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có 50 tổ phòng chống, chữa cháy rừng; Bắc Tây Nguyên phát triển vùng nguyên liệu gỗ.

Quỳnh Anh  | 15:44 08/05/2024

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/5/2024: Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/5/2024: Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức liên quan tới lĩnh vực Lâm nghiệp.

  • Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng đầu năm

Thưa quý vị và bà con, Theo Bộ NN-PTNT, năm 2023, có 60 tỉnh, thành phố có rừng đã công bố hiện trạng với tổng diện tích rừng cả nước  hơn 14,8 triệu ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt hơn 42%. Về công tác bảo vệ rừng, năm 2023, các cơ quan chức năng đã phát hiện 3.300 vụ vi phạm với diện tích rừng bị tác động là 1.000ha, giảm 597 vụ so với cùng kỳ. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2024, các cơ quan chức năng đã phát hiện 650 vụ phá rừng, diện tích bị tác động hơn 180ha, giảm gần 76 ha. Các vụ phá rừng chủ yếu tại các tỉnh vùng Tây Nguyên, vùng miền núi phía Bắc và Bắc trung bộ. Nguyên nhân chủ yếu do người dân lấn chiếm đất sản xuất nông nghiệp, tập quán du canh, nhu cầu khai thác gỗ làm nhà...

  • Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có 50 tổ phòng chống, chữa cháy rừng

Trong lĩnh vực phòng cháy rừng mùa khô, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình được giao quản lý, bảo vệ gần 123.330 ha rừng đặc dụng và hơn 3.150 ha rừng phòng hộ, sản xuất. Vào thời điểm những tuần lễ nắng nóng kéo dài, việc bảo vệ rừng trước “giặc lửa” càng khó khăn vất vả bội phần”. Bước vào mùa khô, để chủ động công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã thành lập 50 tổ phòng chống chữa cháy rừng với gần 550 người tham gia. Trong cơ cấu này, có 13 tổ đảm nhận những nhiệm vụ tuần tra, canh gác, chủ động chữa cháy… Vào cao điểm mùa nắng nóng dễ xảy ra cháy rừng, Vườn quốc gia cũng đã xây dựng phương án cụ thể, phù hợp với từng địa bàn.

  • Bắc Tây Nguyên phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn

Nằm ở phía bắc Tây Nguyên, hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum có khoảng 235.000 ha rừng trồng. Vùng nguyên liệu tập trung của khu vực bắc Tây Nguyên góp phần phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, chế biến sản phẩm gỗ. Sau thời gian chững lại, các địa phương đang hướng đến mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu, thu hút các dự án, doanh nghiệp trồng rừng, chế biến gỗ nhằm nâng giá trị sản phẩm, xuất khẩu đi các thị trường lớn. Vùng nguyên liệu tập trung hai tỉnh phía bắc Tây Nguyên sẽ là lợi thế cạnh tranh lớn, vì vậy, Gia Lai và Kon Tum tập trung phát triển, mở rộng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng, đáp ứng từ 80% trở lên nhu cầu nguyên liệu gỗ cho sản xuất, chế biến; tổ chức liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ với các chủ rừng, hình thành vùng nguyên liệu gỗ lớn tập trung.

  • Nâng cao giá trị rừng trồng trong bảo vệ đa dạng sinh học

Liên quan tới công tác quản lý rừng trồng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận hiện đang được giao quản lý gần 18.700 ha rừng. Đến nay diện tích rừng đã được cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC gần 9.600 ha. Đây là kết quả của sự chuyển đổi dần từ quản lý rừng theo cách thức truyền thống sang quản lý theo hướng hài hòa, bền vững.  Cùng với việc được tiếp cận với các hoạt động nhằm phát triển tín chỉ carbon trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, tài nguyên rừng. Đồng thời từng bước nâng cao hơn nữa giá trị rừng trồng, rừng tự nhiên trong việc bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học.

  • Đồng Nai với mục tiêu xuất khẩu gỗ đạt 1,5 tỷ USD trong năm 2024

Thưa quý vị, Phát biểu tại buổi gặp mặt giữa Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệĐồng Nai với các doanh nghiệp, hội viên năm 2024 mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi mong muốn các doanh nghiệp ngành gỗ nỗ lực tìm ra giải pháp ngắn hạn, đẩy mạnh thị trường tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2024 tỉnh Đồng Nai đạt trên 1,5 tỷ USD. Về lâu dài cần có định hướng, quyết sách để mở rộng thị trường ngành gỗ. Các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực phát triển sản xuất gỗ của Đồng Nai. Thúc đẩy hình thành khu lâm nghiệp công nghệ cao, phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng ở địa phương và trong nước.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc những tin tức trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Lâm nghiệp ngày 8/5/2024: Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng

Phát hiện 650 vụ phá rừng trong 4 tháng; Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có 50 tổ phòng chống, chữa cháy rừng; Bắc Tây Nguyên phát triển vùng nguyên liệu gỗ.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng