Bản tin Thủy sản ngày 10/5/2024: Vùng nuôi cua nổi tiếng thiệt hại hơn 700ha

Vùng nuôi cua nổi tiếng nhất Cà Mau thiệt hại hơn 700ha; Gói tín dụng cho ngành lâm, thủy sản đã giải ngân được 20.000 tỷ đồng; Nuôi cá lòng hồ kết hợp du lịch.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 10/5/2024: Vùng nuôi cua nổi tiếng thiệt hại hơn 700ha

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 10/5/2024: Vùng nuôi cua nổi tiếng thiệt hại hơn 700ha

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Gói tín dụng cho ngành lâm, thủy sản đã giải ngân được 20.000 tỷ đồng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu thủy sản có tín hiệu phục hồi trong những tháng đầu năm là do nhu cầu của các thị trường trên thế giới tăng trở lại. Tuy nhiên, để đạt kim ngạch xuất khẩu đạt 9,5 - 10 tỷ USD của năm nay, toàn ngành cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Thời gian qua, Chính phủ và các địa phương đã tập trung cao cho hỗ trợ các ngành sản xuất và các hỗ trợ này đang phát huy tác dụng. Gói tín dụng cho 2 ngành lâm, thủy sản từ 15.000 tỷ đồng tăng lên gấp đôi và nay đã giải ngân được 20.000 tỷ đồng. Đây sẽ là động lực lớn để ngành thủy sản phục hồi và bứt phá trong những tháng tiếp theo.

  • Vùng nuôi cua nổi tiếng nhất Cà Mau thiệt hại hơn 700ha

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, gần đây, tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương tại Cà Mau khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao. Tại huyện Ngọc Hiển hiện có hơn 23.100ha nuôi thủy sản. Những tháng gần đây nắng nóng gay gắt, nhiệt độ, độ mặn tăng cao, môi trường trong ao nuôi biến động tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Từ sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, dịch bệnh trên cua nuôi tái diễn và ngày càng lan rộng ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện, gây ảnh hưởng đến kinh tế của bà con. Huyện Ngọc Hiển đã ghi nhận diện tích cua nuôi bị chết đến nay khoảng 30ha. Còn tại huyện Năm Căn, vùng nuôi cua nổi tiếng nhất tỉnh Cà Mau, diện tích cua thiệt hại khoảng 700ha của khoảng 270 hộ nuôi, mức độ thiệt hại 25 - 40%.

  • Giá tăng, người nuôi thủy sản ở Tiền Giang nâng cao mức sống

Còn tại Tiền Giang, Theo Sở NN-PTNT tỉnh này, đến đầu tháng 5, địa phương đã đạt sản lượng thu hoạch từ nuôi trồng và khai thác gần 80.000 tấn thủy sản các loại, tương đương hơn 25% chỉ tiêu cả năm. Tiền Giang phấn đấu trong năm 2024 đạt trên 320.000 tấn thủy sản các loại. Đáng mừng là giá các mặt hàng thủy sản chủ lực của tỉnh đều tăng khá, mang lại lợi nhuận, giúp người dân ổn định và nâng cao mức sống. Theo khảo sát của Sở NN-PTNT Tiền Giang, giá các loại thủy sản như: tôm, cá da trơn, cá nuôi bè …trong tháng 4 đã tăng khá so với tháng 3.

  • Phát triển nuôi cá lòng hồ kết hợp du lịch

Cùng với thế mạnh phát triển cây có múi, Hòa Bình còn là địa phương có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản lòng hồ. Đặc biệt, kết hợp giữa nuôi cá lồng và du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình sẽ là hướng phát triển kinh tế bền vững cho địa phương. Mô hình này giúp nhiều hộ dân có thu nhập 500 - 700 triệu đồng. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Hòa Bình, phát triển nuôi cá lồng không chỉ đặt mục tiêu về số lượng. Việc kiểm soát tránh đầu tư ồ ạt sẽ đảm bảo môi trường cũng như giữ được cảnh quan để phát triển du lịch. UBND tỉnh Hòa Bình đang giao cho Sở NN&PTNT và Chi cục xây dựng đề án phát triển nuôi cá kết hợp du lịch. Trong đề án sẽ nuôi những giống cá thế mạnh như Trắm đen, trắng và cá bản địa như Lăng, Chiên..

  • Bình Định xả bản tàu cá cũ kỹ, tàu có nguy cơ cao vi phạm IUU

Với hoạt động thực thi pháp luật về thủy sản, Theo UBND tỉnh Bình Định, trong thời gian tới đây, Bình Định sẽ tiến hành di chuyển gần 600 tàu cá của ngư dân trước nay neo đậu tại Cảng cá Quy Nhơn ra neo đậu tại Cảng cá Đề Gi. Cùng với đó, tỉnh sẽ xả bản khoảng hơn 340 tàu cá đã quá cũ, hoạt động không hiệu quả, tàu làm những nghề hủy diệt nguồn lợi thủy sản và những tàu có nguy cơ cao vi phạm IUU. Địa phương dự kiến kinh phí di chuyển 600 tàu cá từ Cảng cá Quy Nhơn ra neo đậu tại Cảng cá Đề Gi và xả bản khoảng hơn 340 tàu cá là khoảng 300 tỷ đồng. Đối với những tàu cá xả bản, tỉnh sẽ mua lại thân tàu và máy tàu theo hiện trạng, đồng thời hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho ngư dân khi thực hiện chuyển đổi nghề.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 10/5/2024: Vùng nuôi cua nổi tiếng thiệt hại hơn 700ha

Vùng nuôi cua nổi tiếng nhất Cà Mau thiệt hại hơn 700ha; Gói tín dụng cho ngành lâm, thủy sản đã giải ngân được 20.000 tỷ đồng; Nuôi cá lòng hồ kết hợp du lịch.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/5/2024: Phạt doanh nghiệp phá hơn 2,6ha rừng tự nhiên
Thời sự

Phạt doanh nghiệp phá hơn 2,6ha rừng tự nhiên; Doanh nghiệp ngành gỗ cần nâng cao năng lực trước biện pháp phòng vệ thương mại; Lạng Sơn thu hơn 4.000 tỷ đồng từ rừng.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 20/5/2024: Phạt doanh nghiệp phá hơn 2,6ha rừng tự nhiên
Bản tin Thủy sản ngày 20/5/2024: Thủ tướng yêu cầu xử lý vi phạm về VMS
Thời sự

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý vi phạm về VMS; Gần 800 tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình; Giá cá lóc tăng cao nhất từ đầu năm.

Bản tin Thủy sản ngày 20/5/2024: Thủ tướng yêu cầu xử lý vi phạm về VMS