Bản tin Thủy sản ngày 16/7/2024: Bán tôm 'non' vì giá giảm, thời tiết cực đoan

Bán tôm 'non' vì giá giảm, thời tiết cực đoan; Lan tỏa câu chuyện nuôi tôm bền vững tại Việt Nam; Tỷ lệ kí cam kết không khai thác tận diệt vẫn chưa đảm bảo.

Quỳnh Anh  | 12:24 16/07/2024

Bản tin Thủy sản ngày 16/7/2024: Bán tôm 'non' vì giá giảm, thời tiết cực đoan

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 16/7/2024: Bán tôm 'non' vì giá giảm, thời tiết cực đoan

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Lan toản câu chuyện nuôi tôm bền vững tại Việt Nam

Thưa quý vị và bà con, Hội nghị Thượng đỉnh ngành tôm toàn cầu năm 2024 vừa được tổ chức tại Ấn Độ cuối tháng 6, đầu tháng 7. Tại Hội nghị lần này, Tập đoàn Việt Úc, đại diện ngành tôm Việt Nam chia sẻ về “Chuỗi giá trị nuôi và sản xuất tôm bền vững”. Cụ thể, Việt Úc - Tập đoàn hàng đầu của ngành tôm Việt Nam đã cử đại diện tham gia và lan tỏa câu chuyện thực tiễn nuôi tôm bền vững tại Việt Nam hơn 23 năm qua, từ di truyền bền vững, tôm giống bền vững, nuôi tôm thâm canh bền vững đến chế biến tôm bền vững. Qua đó, lan tỏa những góc nhìn tích cực về sự thay đổi của ngành tôm Việt, tiềm năng phát triển để vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới.

  • Bán tôm 'non' vì giá giảm, thời tiết cực đoan

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, 6 tháng đầu năm, diện tích xuống giống nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Hà Tĩnh đạt hơn 1.500ha. Năm nay, ảnh hưởng thời tiết cực đoan khiến nhiều diện tích tôm chậm lớn; một số vùng tôm chết chưa rõ nguyên nhân. Để hạn chế thiệt hại, thu hồi nhanh số vốn bỏ ra, nhiều hộ nuôi đã cân nhắc lựa chọn phương án xuất bán sớm hơn kế hoạch ban đầu. Không những vậy, theo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, mặc dù mới đầu vụ thu hoạch tôm xuân hè, song giá tôm thời điểm này đã giảm khoảng 20-25% so với đầu năm. Chi cục khuyến cáo, người nuôi tôm cần theo dõi sát thị trường, tránh thu hoạch ồ ạt. Có thể xem xét nếu đảm bảo các yếu tố về môi trường, dịch bệnh, thực hiện thu tỉa dần từng đợt.

  • Nuôi biển công nghệ cao bằng lồng HDPE cho hiệu quả vượt trội

Về hoạt động nuôi biển, Sở NN-PTNT Khánh Hòa cho biết, sau 1 năm tỉnh triển khai, hỗ trợ 10 hộ thí điểm nuôi biển công nghệ cao bằng lồng HDPE, đến nay 6 hộ đã thu hoạch đều mang lại hiệu quả vượt trội so với lồng nuôi truyền thống. Trong đó, mô hình nuôi cá bớp có tỷ suất lợi nhuận bình quân đạt trên 170%, mô hình nuôi tôm hùm đạt hơn 110%, còn mô hình nuôi cá mú đạt trên 130%. Trước hiệu quả mô hình triển khai tại vùng biển hở, người dân mong muốn được nhân rộng. Tuy nhiên khó khăn của bà con là vốn đầu tư lồng nuôi HDPE có giá trị lớn nên cần có chính sách hỗ trợ. Cùng với đó, hiện địa phương đang chờ quy hoạch không gian biển quốc gia ban hành và căn cứ các quy hoạch để tiến hành giao mặt nước biển cho hộ nuôi trồng thủy sản theo quy định.

  • Tỷ lệ người dân kí cam kết không khai thác tận diệt vẫn chưa đảm bảo

Trong lĩnh vực thực thi pháp luật về thủy sản, 6 tháng đầu năm, tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau không xảy ra tình trạng tàu cávi phạm vùng biển nước ngoài. Cùng với đó, công tác quản lý các hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính chất huỷ diệt trên địa bàn đã được tập trung chỉ đạo, xử lý nghiêm các vi phạm. Trong 6 tháng, vận động người dân giao nộp hơn 150 bộ dụng cụ kích điện; kiểm tra trên 170 lượt, phát hiện, xử lý gần 40 trường hợp vi phạm, với số tiền trên 170 triệu đồng, tịch thu hơn 40 dụng cụ kích điện; có gần 36.000 hộ ký cam kết không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản, đạt 74% tổng số hộ. Tuy nhiên, theo ghi nhận, tỷ lệ ký cam kết của người dân về vấn đề này vẫn chưa đảm bảo.

  • Quảng Bình còn hơn 200 phương tiện hoạt động trên biển

Thưa quý vị, Chiều qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã triển khai phương án, chỉ đạo các đơn vị khẩn trương thông báo, tuyên truyền về tình hình diễn biến của áp thấp nhiệt đới và kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn. Đến 15 giờ hôm qua, Quảng Bình có 246 phương tiện, hơn 1.200 lao động đang hoạt động trên biển. Hầu hết các phương tiện được Bộ đội biên phòng thông báo và nắm được thông tin về áp thấp nhiệt đới. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh cũng chỉ đạo các đồn Biên phòng phối hợp với địa phương và lực lượng có liên quan rà soát các điểm có nguy cơ ngập lụt, sạt lở để chủ động có phương án di dời, khắc phục; hướng dẫn, tổ chức lực lượng canh trực, cắm biển cảnh báo tại những khu vực nguy hiểm, đồng thời, chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có tình huống.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 16/7/2024: Bán tôm 'non' vì giá giảm, thời tiết cực đoan

Bán tôm 'non' vì giá giảm, thời tiết cực đoan; Lan tỏa câu chuyện nuôi tôm bền vững tại Việt Nam; Tỷ lệ kí cam kết không khai thác tận diệt vẫn chưa đảm bảo.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Kết nối doanh nghiệp với nông dân trên hành trình phát triển bền vững
Thời sự

Kết nối doanh nghiệp với nông dân để phát triển bền vững; Thiên tai năm 2024 khiến hơn 500 người chết, mất tích; Bắc Kạn hỗ trợ xóa hơn 3.000 nhà tạm, nhà dột nát.

Kết nối doanh nghiệp với nông dân trên hành trình phát triển bền vững
Thời tiết nông vụ ngày 19/12/2024: Bắc bộ chìm trong khối khí lạnh khô
Thời sự

Vùng núi cao ở khu vực Tây Bắc bộ chìm trong cái rét sâu, có nơi nhiệt độ xuống dưới 10 độ. Ban ngày, trời nắng ấm hơn với nhiệt độ 20-23 độ.

Thời tiết nông vụ ngày 19/12/2024: Bắc bộ chìm trong khối khí lạnh khô