Bản tin Thủy sản ngày 20/12/2023: Quý II/2024, nhu cầu cá tra có thể phục hồi

Nhu cầu tiêu dùng cá tra có thể phục hồi từ quý II/2024; Xóa 'điểm trắng' trong nuôi trồng thủy sản; Quảng Trị có hơn 100ha nuôi tôm công nghệ cao.

Quỳnh Anh  | 11:24 20/12/2023

Bản tin Thủy sản ngày 20/12/2023: Quý II/2024, nhu cầu cá tra có thể phục hồi

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 20/12/2023: Quý II/2024, nhu cầu cá tra có thể phục hồi

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Nhu cầu tiêu dùng cá tra có thể phục hồi từ quý II/2024

Thưa quý vị và bà con, Cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT dự báo, sản lượng cá tra năm 2024 tăng 2,8% so với năm 2023. Lạm phát toàn cầu có khả năng được kiểm soát, nhu cầu tiêu dùng có khả năng sẽ hồi phục từ quý II/2024. Sản lượng thu hoạch trong 2 quý đầu năm 2024 dự báo không cao như kỳ vọng. Tuy nhiên, với đà phục hồi như hiện nay, sản lượng cá tra dự kiến thu hoạch trong quý I, II/2024 vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho chế biến, xuất khẩu. Trước tình hình đó, ngành thủy sản cần sẵn sàng các phương án để ứng phó tốt hơn trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khó khăn, các quy định, rào cản kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu ngày càng khắt khe, điều kiện nuôi không còn thuận lợi như trước cũng như giải quyết những khó khăn nội tại về chất lượng giống, thức ăn và thực thi các quy định của pháp luật về thủy sản.

  • Xóa 'điểm trắng' trong nuôi trồng thủy sản

Để đảm bảo công tác quản lý và phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trên biển, đặc biệt là xóa lồng bè bằng phao xốp, chuyển sang lồng nhựa HDPE thân thiện với môi trường và tuổi thọ cao, năm 2020, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản lợ, mặn trên địa bàn. Đây là giải pháp đột phá và cách làm mới của Quảng Ninh trong việc quản lý, giảm thiểu rác thải từ các vật liệu không thân thiện, không bền vững. Quảng Ninh cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước ban hành quy chuẩn này. Toàn tỉnh có khoảng 6,85 triệu quả phao xốp được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai, việc chuyển đổi phao xốp sang phao nhựa HDPE đã cơ bản hoàn thành, tỷ lệ chuyển đổi đạt 99,5%.

  • Quảng Trị có hơn 100ha nuôi tôm công nghệ cao

Với đối tượng nuôi là loài tôm, trước năm 2018, nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có những bước phát triển. Tuy nhiên, người nuôi gặp không ít khó khăn, thách thức do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Theo Chi cục Thủy sản Quảng Trị, thực tế,  những năm qua, những hộ nuôi tôm quảng canh, nuôi trong ao đất tại địa phương đã liên tiếp gặp thất bại. Để khắc phục những khó khăn đó, một trong những giải pháp quan trọng nhất là áp dụng khoa học công nghệ vào nuôi tôm để hạn chế rủi ro. Trong giai đoạn từ 2018 đến nay, một số mô hình nuôi tôm theo hướng công nghệ cao đã được triển khai thực hiện và đem lại hiệu quả cao, trong đó nổi bật là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2, 3 giai đoạn. Đến nay, Quảng Trị đã có trên 100ha nuôi tôm công nghệ cao.

  • Nuôi tôm sinh thái, hái bộn tiền

Còn tại tỉnh Cà Mau, UBND huyện Ngọc Hiển cho biết, Ngọc Hiển hiện có hơn 23.000ha mặt nước nuôi thủy sản kết hợp dưới tán rừng ngập mặn với gần 11.400 hộ tham gia. Trong số đó đã có 19.400ha nuôi theo loại hình sinh thái, mỗi năm tạo ra hơn 4.000 tấn tôm sinh thái đạt các chứng nhận Naturland, EU Organic, Canada Organic,ASC, BAP... Mô hình nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng tại Cà Mau đã đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với mô hình tôm - rừng, mỗi con nước có hộ dân bán tôm được khoảng 25 - 30 triệu đồng, có thời điểm trúng mùa, trúng giá thu nhập 100 triệu đồng/con nước. Ngoài ra, các HTX, tổ hợp tác và hộ nuôi còn xây dựng các mô hình nuôi bán thâm canh, nuôi tôm thâm canh, quảng canh, mỗi năm cung cấp cho thị trường trên 38.000 tấn tôm, cua các loại.

  • Ứng dụng công nghệ nuôi ương lươn giống, tỷ lệ sống cao

Thưa quý vị, Lươn là đối tượng thủy sản nuôi cho giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường rất lớn nhưng nguồn cung tại Nghệ An khó đáp ứng được do số lượng lươn trong môi trường tự nhiên đang suy giảm nghiêm trọng. Từ đòi hỏi thực tiễn, Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An đã đề xuất triển khai chuyên đề “Ứng dụng tiến bộ khoa học, nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình ương dưỡng từ lươn bột lên lươn giống trong sinh sản bán nhân tạo giống lươn đồng tại Nghệ An”. Tại mô do Trung tâm thực hiện, sau 85 ngày ương dưỡng, lươn duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển đều, trong những tháng cuối có hao hụt do biến động đột ngột của nhiệt độ môi trường, tuy nhiên mức độ chênh lệch không đáng kể. Qua kiểm tra, mô hình thu được khoảng 35.500 con lươn giống, tỷ lệ sống trung bình đạt gần 72%, nhìn chung đạt mục tiêu đề ra.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 20/12/2023: Quý II/2024, nhu cầu cá tra có thể phục hồi

Nhu cầu tiêu dùng cá tra có thể phục hồi từ quý II/2024; Xóa 'điểm trắng' trong nuôi trồng thủy sản; Quảng Trị có hơn 100ha nuôi tôm công nghệ cao.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ