Bản tin Thủy sản ngày 26/7/2024: Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia bảo tồn biển

Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia bảo tồn biển; Xác định nguyên nhân ban đầu vụ việc cá chết trắng trên hồ Liên Chiểu; Nguồn lợi thủy sản sông Đồng Nai ngày càng suy giảm.

Quỳnh Anh  | 14:25 26/07/2024

Bản tin Thủy sản ngày 26/7/2024: Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia bảo tồn biển

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 26/7/2024: Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia bảo tồn biển

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia bảo tồn biển

Thưa quý vị và bà con, WWF Việt Nam phối hợp cùng Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển Kiên Giang vừa tổ chức tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn tại vùng biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang trong khuôn khổ Dự án Bảo vệ các Hệ sinh thái ven biển vùng ĐBSCL. Dự án này nhằm nỗ lực tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn biển của Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển Kiên Giang và các bên liên quan thông qua việc thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp. Về chiến lược lâu dài, đại diện Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển tại Kiên Giang còn đưa ra các vấn đề để thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan. Từ đó sẽ góp phần vào mục tiêu giảm thiểu các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, tăng cường sức chống chịu cho hệ sinh thái ven biển ĐBSCL.

  • Xác định nguyên nhân ban đầu vụ việc cá chết trắng trên hồ Liên Chiểu

Về tình trạng cá chết tại hồ điều tiết Liên Chiểu trong sáng 22/7 vừa qua, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng vừa có báo cáo thông tin, đơn vị đã trục vớt được 4 xuồng với khối lượng khoảng 10 tấn cá chết trên hồ và kênh B18. Số cá này được vận chuyển lên bãi rác Khánh Sơn để chôn lấp. Qua kiểm tra ban đầu, công ty nhận thấy nước tại hồ Liên Chiểu có màu đen, bốc mùi hôi. Đơn vị cũng truy vết và phát hiện thấy có nước thải đen, mùi hôi nặng từ mương hở thượng nguồn bãi rác đổ về rồi giao nhau với nước thải sau xử lý của bãi rác chảy về hạ lưu. Công ty kiến nghị các cơ quan chức năng sớm kiểm tra các cơ sở, chủ các nguồn thải lớn xả thải vào hệ thống kênh mương Hòa Mỹ để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm và có giải pháp xử lý kịp thời.

  • Nguồn lợi thủy sản tự nhiên sông Đồng Nai ngày càng suy giảm

Trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học, Theo thông tin từ Sở NN-PTNT Đồng Nai, hệ thống sông Đồng Nai từng có hàng trăm loài cá, 12 loài tôm nước ngọt, nguồn thủy sản nước lợ cũng khá đa dạng. Trong đó có 17 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn lợi thủy sản ở các thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh ngày càng giảm sút nghiêm trọng do bị khai thác quá mức. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khiến nguồn thủy sản ngày càng suy giảm cả về thành phần loài cũng như số lượng cá thể, trong đó số lượng cá thể giảm đến mức báo động. Do đó, nhiều năm qua, Đồng Nai luôn chú trọng công tác thả cá phóng sinh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau các đợt thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

  • Vùng di dân tái định cư có gần 30 HTX thủy sản

Với hoạt động nuôi trồng thủy sản, Là huyện trọng điểm về công tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La, những năm qua, cùng với việc tập trung ổn định dân cư, huyện Quỳnh Nhai đã định hướng cho nhân dân chuyển đổi sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi, đánh bắt thủy sản gắn với phát triển du lịch. Khởi nguồn từ 03 HTX thuỷ sản đầu tiên trong năm 2010 – 2011, đến nay huyện Quỳnh Nhai đã có gần 30 HTX thủy sản đang hoạt động có hiệu quả với tổng số hơn 4.500 lồng cá và hơn 300 thành viên tham gia. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện đạt 275ha. Tổng sản lượng nuôi thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 926 tấn. Trong đó, sản lượng cá nuôi 661 tấn, sản lượng tôm, cá đánh bắt 265 tấn.

  • Trợ lực cho nuôi biển công nghệ cao

Còn tại Khánh Hòa, Phát triển nuôi biển công nghệ cao là chủ trương lớn của tỉnh. Một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện chủ trương này là nguồn vốn để người dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng. Ông Đỗ Trọng Thảo - Quyền Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khánh Hòa cho biết, từ năm 2023 đến nay, ngành Ngân hàng Khánh Hòa đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy cung ứng vốn tín dụng cho vay nuôi biển công nghệ cao. Tính đến ngày 30/6, dư nợ cho vay Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt hơn 4.100 tỷ đồng, với trên 4.300 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay nuôi biển công nghệ cao đạt 12 tỷ đồng với 6 hộ vay vốn.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 26/7/2024: Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia bảo tồn biển

Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia bảo tồn biển; Xác định nguyên nhân ban đầu vụ việc cá chết trắng trên hồ Liên Chiểu; Nguồn lợi thủy sản sông Đồng Nai ngày càng suy giảm.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Xâm nhập mặn ảnh hưởng, ĐBSCL cần lấy nước ngay khi có thể
Thời sự

Xâm nhập mặn ảnh hưởng, ĐBSCL cần lấy nước ngay khi có thể; Dịch hại giảm nhẹ trên lúa ở Long An; Hòa Bình có hơn 100 chuỗi liên kết thực phẩm an toàn.

Xâm nhập mặn ảnh hưởng, ĐBSCL cần lấy nước ngay khi có thể
Thời tiết nông vụ ngày 05/02/2025: Dặt dìu những hạt mưa xuân
Thời sự

Với nền nhiệt hạ thấp kết hợp cùng không khí ẩm, các tỉnh vùng núi cần lưu ý khả năng hình thành băng giá và sương muối, ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi.

Thời tiết nông vụ ngày 05/02/2025: Dặt dìu những hạt mưa xuân