Bản tin Thủy sản ngày 25/7/2024: Hơn 45 tỷ đồng cải tạo 4 vùng thủy sản

Đầu tư hơn 45 tỷ đồng cải tạo 4 vùng thủy sản; Xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng không đồng đều; Nhiều ngư dân đánh bắt cá tự nhiên để nuôi cá biển.

Quỳnh Anh  | 13:48 25/07/2024

Bản tin Thủy sản ngày 25/7/2024: Hơn 45 tỷ đồng cải tạo 4 vùng thủy sản

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 25/7/2024: Hơn 45 tỷ đồng cải tạo 4 vùng thủy sản

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng không đồng đều

Thưa quý vị và bà con, Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ tháng 6 năm nay vẫn duy trì sự tăng trưởng với mức tăng 32% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 85 triệu USD. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Việt Nam mang về 472 triệu USD từ xuất khẩu cá ngừ, tăng 23% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu các nhóm mặt hàng cá ngừ của Việt Nam đều đang tăng so với cùng kỳ. Dù vậy, mức tăng trưởng giữa các mặt hàng lại không đồng đều. Cụ thể, giá trị xuất khẩu các sản phẩm thịt/loin cá ngừ đông lạnh trong tháng 6 đạt mức cao nhất từ đầu năm với hơn 44 triệu USD, tăng 29% và có xu hướng ngày càng tăng. Trong khi đó, cá ngừ đóng hộp lại giảm về kim ngạch với giảm 11% so với cùng kì trong tháng 6, còn 17 triệu USD.

  • Đầu tư hơn 45 tỷ đồng cải tạo 4 vùng thủy sản

Về lĩnh vực phát triển vùng nuôi thủy sản, UBND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương sẽ đầu tư hơn 45 tỷ đồng để cải tạo 4 vùng thủy sản tại thôn Cao Duệ, xã Nhật Tân và các xã Yết Kiêu, Đồng Quang, Hoàng Diệu. Đây là một trong những nội dung được thống nhất tại Kỳ họp thứ 11, HĐND huyện Gia Lộc khóa XX vừa diễn ra. Theo đó, vùng nuôi thủy sản xã Đồng Quang được đầu tư kinh phí lớn nhất với gần 15 tỷ đồng để cải tạo 5 tuyến đường, 2 đoạn nhánh, chiều dài trên 2,5 km. Xã Hoàng Diệu được đầu tư hơn 14,9 tỷ đồng để cải tạo 6 tuyến đường, chiều dài trên 3 km… Thời gian thực hiện từ năm 2024 -2026.

  • Nhiều ngư dân đánh bắt cá tự nhiên để nuôi cá biển

Trong lĩnh vực phát triển nuôi cá lồng bè, năm 2024, ngànhnông nghiệp Kiên Giang có kế hoạch phát triển nuôi cá lồng bè trên biển với số lượng 4.000 lồng, sản lượng thu hoạch cá thương phẩm đạt 4.400 tấn. Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang cho biết, trong 6 tháng đầu năm, ngư dân trong tỉnh đã thả nuôi được trên 3.860 lồng, sản lượng đã thu hoạch từ đầu năm đến nay đạt gần 2.000 tấn. Tuy nhiên, thực trạng nghề nuôi biển của ngư dân Kiên Giang vẫn còn rất nhiều bất cập. Trong đó, phần lớn ngư dân vẫn sử dụng lồng nuôi truyền thống, có sức chống chịu với gió, bão kém, năng suất nuôi thấp. Đặc biệt, bình quân chi phí thức ăn cho mỗi kg cá biển nuôi hiện hết khoảng 100.000 đồng. Do đó, không ít ngư dân vẫn đánh bắt cá tự nhiên làm thức ăn cho cá biển nuôi.

  • Hiệu quả từ bảo tồn nguồn lợi cá mát ở Quỳ Châu

Với nội dung bảo vệ đa dạng sinh học, Cuối năm 2022, đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản cá Mát suối Nặm Cướm gắn với du lịch sinh thái cộng đồng xã Diên Lãm, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An” được thông qua. Khi bắt tay vào triển khai, cả hệ thống chính trị cơ sở đã vào cuộc bằng việc, ra thông báo nghiêm cấm trong hoạt động khai thác thủy sản bằng hóa chất độc hại, chất nổ, xung điện và các phương tiện có tính hủy diệt khác. Bên canh đó là nhiều quy định được đưa ra mang tính răn đe nghiêm minh. Sau 1 năm rưỡi xây dựng, bước đầu mô hình đã cho thấy hướng đi hiệu quả trong việc bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản bản địa ở Quỳ Châu.. Từ đầu năm 2024 đến nay, địa phương đã thử thả lưới các đoạn suối. Mỗi mẻ thu về từ 1,5 đến 2kg cá mát, cá láu…

  • Bảo vệ cá nuôi mùa mưa

Thưa quý vị, Bước vào mùa mưa, khi lượng nước trên các ao nuôi nhiều, nông dân nuôi cá chình, cá bống tượng ở Cà Mau bắt đầu dùng những biện pháp bảo vệ để cá không bị thất thoát. Tại xã Tân Thành, TP Cà Mau, địa phương có diện tích nuôi cá chình, cá bống tượng hơn 250ha. Theo bà con, mùa mưa năm nay có lượng mưa tương đối cao, vì thế nếu không dùng biện pháp bảo vệ thì cá sẽ bị bệnh và ra khỏi ao. Rào lưới mành và đặt ống là biện pháp thiết yếu để bảo vệ cá nuôi hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, chế độ ăn cho cá mùa mưa cũng cần được quan tâm hơn vì ảnh hưởng của nước mưa khiến nước trong ao sẽ trong hơn, cá phát triển tốt nên lượng thức ăn cần phải nhiều hơn.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 25/7/2024: Hơn 45 tỷ đồng cải tạo 4 vùng thủy sản

Đầu tư hơn 45 tỷ đồng cải tạo 4 vùng thủy sản; Xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng không đồng đều; Nhiều ngư dân đánh bắt cá tự nhiên để nuôi cá biển.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Việt Nam xuất khẩu nhân điều đứng đầu thế giới 18 năm liên tiếp
Thời sự

Việt Nam xuất khẩu nhân điều đứng đầu thế giới 18 năm liên tiếp; Tuyên Quang thực hiện gieo cấy lúa xuân đảm bảo thời vụ; Cá kèo tăng giá mạnh những ngày đầu năm.

Việt Nam xuất khẩu nhân điều đứng đầu thế giới 18 năm liên tiếp
Thời tiết nông vụ ngày 04/02/2025: Bắc bộ rét ngọt trong tiết lập xuân
Thời sự

Tây Bắc bộ và Đông Bắc bộ, mưa nhỏ vào sáng sớm, trưa chiều trời quang hơn nhưng vẫn lạnh buốt, nhiệt độ thấp nhất 8 độ C, có nơi dưới 6 độ C.

Thời tiết nông vụ ngày 04/02/2025: Bắc bộ rét ngọt trong tiết lập xuân