Bản tin Thủy sản ngày 27/12/2023: Kỳ vọng trung tâm nuôi trồng thủy sản miền Bắc

Quảng Ninh kỳ vọng trở thành trung tâm nuôi trồng thủy sản miền Bắc; Bạc Liêu có 4.600ha nuôi tôm công nghệ cao; Phát triển thủy sản dưới tán rừng ngập mặn.

Quỳnh Anh  | 12:18 27/12/2023

Bản tin Thủy sản ngày 27/12/2023: Kỳ vọng trung tâm nuôi trồng thủy sản miền Bắc

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 27/12/2023: Kỳ vọng trung tâm nuôi trồng thủy sản miền Bắc

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Quảng Ninh kỳ vọng trở thành trung tâm nuôi trồng thủy sản miền Bắc

Thưa quý vị và bà con, hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đã và đang áp dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, từ con giống, thức ăn, phương pháp nuôi công nghiệp, hiện đại, cho đến hạ tầng nuôi thân thiện với môi trường. Đặc biệt, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trên cả nước có quy chuẩn riêng về vật liệu nổi phục vụ trong nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi biển. Đây là phương pháp giúp bảo vệ môi trường, khi tích hợp với các ứng dụng khoa học công nghệ sẽ hỗ trợ người nuôi một cách tốt nhất. Trong định hướng phát triển của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Quảng Ninh tập trung vào các đối tượng nuôi chủ lực, nuôi công nghệ cao, công nghệ mới để nâng cao chất lượng, sản lượng, hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm nuôi trồng thủy sản của miền Bắc.

  • Cà Mau phát triển nuôi tôm sinh thái đạt chứng nhận quốc tế

Đối với hoạt động phát triển kinh tế thủy sản bền vững, Cà Mau được mệnh danh là ‘‘thủ phủ tôm’’ của cả nước. Xác định rõ đây là tiềm năng, lợi thế lớn của địa phương, ngành nông nghiệp địa phương đã tập trung phát triển sản xuất theo hướng hiện đại, bền vững để nâng cao hiệu quả ngành tôm của tỉnh. Thời gian qua, tỉnh đã tập trung phát triển nuôi tôm theo tiêu chuẩn quốc tế và đã được cấp các chứng nhận như GlobalGAP, Naturland, BAP, EU và gần đây có ASC, VietGAP... Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng phát triển nuôi tôm sinh thái đạt các chứng nhận quốc tế,  trong đó diện tích tôm - rừng đạt hơn 30.000ha, tôm - lúa đạt diện tích từ 3.000ha trở lên.

  • Bạc Liêu có 4.600ha nuôi tôm công nghệ cao

Cùng với Cà Mau, Bạc Liêu cũng là một trong những tỉnh trọng điểm nuôi tôm của nước ta, đứng thứ hai cả nước về diện tích và sản lượng tôm với nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao hàng đầu và là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của cụm sản xuất, chế biến, xuất khẩu, tiêu thụ tôm. Hiện tỉnh có 25 công ty, 7 HTX và gần 820 hộ dân đầu tư nuôi tôm công nghệ cao trên diện tích 4.600ha, vượt gần 45% so với kế hoạch và tăng gần gấp 3 lần so với năm 2019. Hiện nay, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, nuôi có kiểm soát chặt chẽ cho năng suất tôm tăng đột phá từ 10 đến 15 lần so với mô hình nuôi truyền thống, góp phần đưa sản lượng và chất lượng tôm của Bạc Liêu không ngừng tăng và dần khẳng định được thương hiệu.

  • Hiệu quả từ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn

Còn tại tỉnh Thanh hóa, trước thực trạng nghề nuôi tôm công nghiệp, trong đó có nuôi tôm thẻ chân trắng gặp nhiều khó khăn, hiều hộ dân tại các xã ven biển của tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư nhà màng, trang thiết bị, ứng dụng khoa học - công nghệ nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao sản lượng, hiệu quả kinh tế, trong đó có việc triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn. Theo đó, Nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn là mô hình mới, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai tại địa phương. Nhờ quy trình sản xuất chặt chẽ, sau 5 tháng nuôi không xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, tạo ra sản phẩm an toàn. Bên cạnh đó, mô hình giúp giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính...

  • Phát triển thủy sản dưới tán rừng ngập mặn

Cuối cùng là thông tin về hoạt động phát triển nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng ngập mặn, Năm nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Nam đã triển khai mô hình kết hợp trồng rừng ngập mặn với nuôi cá tôm tạo sinh kế cho người dân xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành. Mô hình được thực hiện với trồng rừng đước, sú, bần, mắm và thả nuôi tôm sú, cá dìa, cua xanh ở các rừng này. Quy mô của mô hình là 2ha với 5 hộ dân triển khai, thời gian từ tháng 3 đến tháng 11. Trong quá trình triển khai, cán bộ kỹ thuật luôn theo dõi, kiểm tra định kỳ và hướng dẫn người dân xử lý kịp thời tình huống bất thường. Kết quả mô hình cho thấy các hộ dân đã thu lãi được 100 triệu đồng. Ngoài hiệu quả kinh tế, thành quả còn được ghi nhận ở các khía cạnh môi trường, đa dạng sinh học, nhất là có thể nhân rộng mô hình ra các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 27/12/2023: Kỳ vọng trung tâm nuôi trồng thủy sản miền Bắc

Quảng Ninh kỳ vọng trở thành trung tâm nuôi trồng thủy sản miền Bắc; Bạc Liêu có 4.600ha nuôi tôm công nghệ cao; Phát triển thủy sản dưới tán rừng ngập mặn.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời sự

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên; Sâu, bệnh gây hại gần 230ha cây ăn quả có múi; Bắc Giang có thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao.

Bảo vệ sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên
Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ
Thời sự

Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định trong có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 80-180mm, cục bộ có nơi trên 300mm.

Thời tiết nông vụ ngày 22/11/2024: Mưa lớn tại Trung Trung bộ