Bản tin Thủy sản ngày 27/3/2024: Quản lý tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm

Tăng cường quản lý tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm; Nuôi biển tại Bình Thuận phát triển khá mạnh; Hòa Bình có gần 5.000 lồng nuôi cá.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 27/3/2024: Quản lý tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 27/3/2024: Quản lý tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Tăng cường quản lý tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm

Thưa quý vị và bà con, thời gian qua, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sảntrong đầm, vịnh tại Khánh Hòa đã để lại nhiều hệ lụy. Nhiều người dân cho hay, sở dĩ bà con cắm cọc nuôi vẹm là do thu nhập từ nghề này khá cao. Mỗi hộ nuôi chỉ cần đầu tư khoảng 70 triệu đồng, cắm khoảng 100 cọc, sau 10 tháng có thể thu lợi 150 - 180 triệu đồng. Tại các địa phương ven đầm Thủy Triều đã có tổng cộng 280 hộ nuôi, với tổng diện tích hơn 350ha. Tại vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, trong 2 năm gần đây, tình trạng này cũng xuất hiện nhiều. Hiện cơ quan chức năng vẫn đang triển khai các giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Tình hình nuôi biển tại Bình Thuận phát triển khá mạnh

Cũng liên quan tới lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nhưng tại Bình Thuận, tỉnh này có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, đảo khi có chiều dài bờ biển khoảng 192km và là một trong ba ngư trường lớn của Việt Nam. Bên cạnh việc khai thác, phát triển nuôi biển là một trong những giải pháp được địa phương ưu tiên để xây dựng ngành thủy sản bền vững. Hiện nay, tình hình nuôi biển trong tỉnh Bình Thuận phát triển khá mạnh. Toàn tỉnh hiện có 7 khu vực biển đang triển khai nuôi trồng thủy sản, với tổng số 135 bè, hơn 3.000 lồng với tổng sản lượng thu hoạch hàng năm đạt khoảng 500 tấn cá tôm.

  • Hòa Bình có gần 5.000 lồng nuôi cá

Còn với đối tượng nuôi là cá nước ngọt, Theo Sở NN-PTNT Hòa Bình, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là gần 2.700 ha, trong đó, nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1.200 ha và có gần 5.000 lồng nuôi cá. 3 tháng đầu năm nay, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Hòa Bình ước đạt gần 2.500 tấn, các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất. Về hoạt động khai thác thủy sản, diễn ra chủ yếu trên hồ thủy điện sông Đà và các sông, suối lớn, hồ, đập. Đối tượng khai thác là các loại cá như: vền, ngão, tép dầu và tôm sông. Sản lượng khai thác thủy sản 3 tháng đầu năm ước đạt gần 600 tấn.

  • 6 nhiệm vụ và giải pháp để Trà Vinh tái cơ cấu ngành thủy sản

Về hoạt động phát triển thủy sản bền vững, Thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản, năm 2024, Trà Vinh đề ra mục tiêu diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 31.200ha, sản lượng 97.230 tấn. Để đạt được các chỉ tiêu quan trọng này, nhiều chuyên gia cho rằng, Trà Vinh cần tập trung 06 nhiệm vụ và giải pháp gồm: Tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị; Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển nuôi tôm hiện có. Liên doanh, liên kết với vùng ĐBSCL; Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ; Phối hợp chặt chẽ kết nối thông tin về nguồn gốc, chất lượng; Truyền thông, phổ biến về pháp luật liên quanSớm rà soát, nâng cấp, bổ sung hệ thống thủy lợi, điện, giao thông để phục vụ cho các vùng nuôi tôm thâm canh mật độ cao, tập trung.

  • Hà Tiên thả trên 3 triệu con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trước đây, vùng biển TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang có nguồn hải sản đa dạng và phong phú, nhiều ngư dân vươn lên thoát nghèo từ khai thác. Tuy nhiên, theo thời gian, nguồn lợi thủy sản nơi đây dần cạn kiệt. Nhận thấy việc tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động thiết thực, các cấp, ngành TP. Hà Tiên đã thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Từ đầu năm đến nay, UBND thành phố tổ chức thả trên 3 triệu con giống như tôm, cua, cá các loại và 100kg ghẹ ôm trứng về môi trường tự nhiên. Sau thời gian phát động, hiện nay, việc thả con giống về tự nhiên được người dân trong và ngoài thành phố chung tay thực hiện, bảo vệ môi trường sinh thái bằng nhiều hình thức.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 27/3/2024: Quản lý tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm

Tăng cường quản lý tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm; Nuôi biển tại Bình Thuận phát triển khá mạnh; Hòa Bình có gần 5.000 lồng nuôi cá.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 26/4/2024: Người nuôi cá tra lỗ trên 200 triệu đồng/ha
Thời sự

Người nuôi cá tra lỗ trên 200 triệu đồng/ha; Xuất khẩu cá ngừ đối mặt nhiều thách thức; Nắng nóng gây thiệt hại hơn 370ha tôm nuôi.

Bản tin Thủy sản ngày 26/4/2024: Người nuôi cá tra lỗ trên 200 triệu đồng/ha
Tập trung giải quyết 4 hình thái thiên tai cho ĐBSCL trong 'kỷ nguyên hạn mặn'
Thời sự

Tập trung giải quyết 4 hình thái thiên tai cho ĐBSCL trong 'kỷ nguyên hạn mặn'; Đánh giá chất lượng xây dựng nông thôn mới tại các địa phương; Mưa đá gây thiệt hại lớn.

Tập trung giải quyết 4 hình thái thiên tai cho ĐBSCL trong 'kỷ nguyên hạn mặn'