| Hotline: 0983.970.780

Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Thứ Ba 26/03/2024 , 07:17 (GMT+7)

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, trả lời câu hỏi của các phóng viên tại họp báo. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, trả lời câu hỏi của các phóng viên tại họp báo. Ảnh: Tùng Đinh.

Tại Họp báo cung cấp thông tin "Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh" với chủ đề “Nuôi biển, vì nguồn sống xanh thế hệ mai sau” chiều 25/3, những câu hỏi về quy hoạch được báo giới đặt ra với chủ trì phiên họp.

Trả lời câu hỏi của nhà báo Đỗ Hương, Báo điện tử Chính phủ về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác, ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, cho biết tỉnh làm rất kỹ nội dung này thông qua các nghị quyết như Nghị quyết về phát triển bền vững ngành du lịch, Nghị quyết về phát triển bền vững ngành thủy sản để tránh sự xung đột giữa các ngành.

Ông Sơn cho rằng việc quy hoạch phải đảm bảo ngành nuôi biển không có sự vướng mắc vào các khu vực dành cho du lịch hay  tại khu vực. Ông cũng khẳng định Quảng Ninh đã làm chặt chẽ trong quản lý quy hoạch để tránh chồng chéo.

Quảng Ninh quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến từng thôn, tất cả các hộ nuôi biển đều được rà soát. Từ đó, những hộ dự kiến chuyển đổi nghề có thể được giao khu vực biển để chuyển từ khai thác sang nuôi trồng.

Ông Sơn nhấn mạnh, mục tiêu của Quảng Ninh là thu hút đầu tư và tạo ra sản phẩm mới cho du lịch biển, tận dụng tài nguyên phong phú mà tỉnh sở hữu. Quảng Ninh đã xác định lợi thế của tỉnh trong phát triển ngành nuôi biển, với chủ trương tránh mâu thuẫn với ngành du lịch mà thay vào đó tạo ra giá trị gia tăng.

Về phân vùng nuôi biển, Sở NN-PTNT Quảng Ninh đã thực hiện và giao vùng biển trong thời hạn 30 năm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quản lý, năm qua, Quảng Ninh tập trung lực lượng xử lý môi trường biển. Khu vực biển hiện nay được lãnh đạo tỉnh đánh giá cao, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường và áp dụng quy chuẩn hoạt động nuôi biển cao hơn.

Ngoài ra, tỉnh cũng tiến hành nghiên cứu cơ chế và chính sách phù hợp với đặc thù của địa phương, dựa trên các quy định của Chính phủ, Trung ương.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Chu Khôi, Thời báo Kinh tế Việt Nam, về giống và thức ăn trong ngành nuôi biển, ông Trần Đình Luân cho biết, đối tượng nuôi biển được xác định rõ ràng kể từ Quyết định 1664/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ví dụ, Quảng Ninh có đối tượng hàu và phát triển mô hình kết hợp nuôi hàu và rong biển, hoặc cá chim, cá song, cá hồng.

Về giống, ông Luân cho biết, điểm nghẽn lớn nhất là đưa quy mô sản xuất con giống vào công nghiệp. Theo đó, cần kết hợp khối viện, trường với sự tham gia của doanh nghiệp để nghiên cứu, triển khai con giống ở quy mô lớn hơn.

Bên cạnh đó, cần sự hợp tác để nghiên cứu về nguyên liệu thân thiện với môi trường, gắn với phát thải thấp, đảm bảo hệ số chuyển đổi thức ăn thấp nhất thải ra mô trường cũng như lồng ghép các đối tượng trong vòng tuần hoàn, chu kỳ dinh dưỡng….

Xem thêm
Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.