Bản tin Thủy sản ngày 29/5/2024: Tổ chức cao điểm thanh tra tại vùng nuôi tôm

Tổ chức đợt cao điểm thanh tra tại vùng nuôi tôm trọng điểm; Nạn tàu giã cào không còn ở Quảng Bình; Chỉ 40% – 60% tàu cá của Bạc Liêu hoạt động hiệu quả.

Quỳnh Anh  | 11:29 29/05/2024

Bản tin Thủy sản ngày 29/5/2024: Tổ chức cao điểm thanh tra tại vùng nuôi tôm

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 29/5/2024: Tổ chức cao điểm thanh tra tại vùng nuôi tôm

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Tổ chức đợt cao điểm thanh tra tại vùng nuôi tôm trọng điểm

Thưa quý vị và bà con, theo thông báo của Bộ NN-PTNT về “Ý kiến kết luận của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại Hội nghị quản lý giống tôm nước lợ và ký quy chế phối hợp năm 2024”, năm nay, ngành tôm nước lợ được dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Để đạt mục tiêu phát triển năm 2024, Bộ NN&PTNT đề nghị các cơ quan, đơn vị, hiệp hội, cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong đó, đề nghị Cục Thủy sản tổ chức các đợt cao điểm kiểm tra, thanh tra tại các vùng sản xuất giống và nuôi tôm trọng điểm, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý giống tôm nước lợ của các địa phương.

  • Nạn tàu giã cào không còn ở Quảng Bình

Trong lĩnh vực thực thi pháp luật về thủy sản, Trước tình trạng tàu giã cào vi phạm vùng khai thác khá nghiêm trọng, nhiều năm qua, tỉnh Quảng Bình đã tăng cường lực lượng tuần tra biển, xử lý hành chính các chủ tàu vi phạm. Nhờ đó, đến nay vùng biển ven bờ của Quảng Bình mới tạm yên. Nạn tàu giã cào không còn, tình trạng sử dụng các loại khai thác có tính tận diệt cũng được đẩy lùi. Bên cạnh đó, Quảng Bình cũng xây dựng và triển khai mô hình "Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản" tại khu vực vùng biển ven bờ thuộc 2 xã của huyện Lệ Thủy. Mô hình đang trong quá trình thực hiện, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của 2 tổ chức đồng quản lý góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU, bảo vệ môi trường và tạo sinh kế bền vững cho ngư dân.

  • Chỉ 40% – 60% tàu cá khoạt động hiệu quả

Về hoạt động khai thác, Bạc Liêu là địa phương có nghề khai thác thủy sản phát triển khá mạnh, trung bình mỗi năm khai thác trên 100.000 tấn. Tuy nhiên, hiện nay, trước sức ép của chi phí khai thác ngày càng tăng, trong khi giá cả của các loại thủy hải sản ngày càng thấp càng khiến ngư dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều chủ tàu và ngư dân dù không mong muốn nhưng cũng đành treo tàu nằm bờ. Theo Sở NN-PTNT Bạc Liêu, do giá nhiên liệu tăng, cùng với thời tiết trên biển diễn biến phức tạp nên hiệu quả khai thác thủy sản của các đội tàu giảm đáng kể, chỉ 40-60% số tàu hoạt động hiệu quả. Còn lại chỉ hòa vốn và lỗ phí, một số phải tạm ngưng hoạt động.

  • Trà Vinh nhân rộng mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng

Với hoạt động nuôi trồng, thời gian qua, nhiều hộ dân tại xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải đã áp dụng mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng, mang về thu nhập 150 triệu đồng/ha/năm. Với mỗi ha, nông dân nuôi khoảng 10.000 con tôm sú và 1.000 con cua biển, chỉ tốn chi phí con giống. Cây rừng ven ao tạo bóng mát, giúp thủy sản sinh trưởng tốt, không bị dịch bệnh. Ngoài tôm và cua, người dân còn nuôi thêm vọp và sò huyết, tăng thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, địa phương khuyến khích người dân nhân rộng mô hình kết hợp nuôi thủy dưới tán rừng để ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện, Trà Vinh  đã quy hoạch hơn 23.900 ha đất ven biển để trồng rừng và khoảng 11.700 ha cho nuôi trồng thủy sản.

  • Thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng

Cũng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Tương Dương là huyện miền núi biên giới khó khăn của tỉnh Nghệ An. Năm 2009, Công ty Thủy điện Bản Vẽ xây đập, tích nước trên dòng Nậm Nơn để phát điện. Tận dụng diện tích vùng lòng hồ rộng hơn 4.500ha, nhiều người dân ở Tương Dương đã đầu tư vốn và học tập kỹ thuật nuôi cá lồng. Nhờ đó, nhiều gia đình có thêm sinh kế để phát triển kinh tế. Theo UBND huyện Tương Dương, địa phương có gần 7.000ha mặt nước lòng hồ, đặc biệt có 2 thủy điện lớn là Bản Vẽ và Khe Bố. Đây là một trong những lợi thế để người dân phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đến nay toàn huyện Tương Dương có hơn 500 lồng cá các loại. Bình quân cho thu nhập mỗi lồng từ 25-30 triệu đồng/năm.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 29/5/2024: Tổ chức cao điểm thanh tra tại vùng nuôi tôm

Tổ chức đợt cao điểm thanh tra tại vùng nuôi tôm trọng điểm; Nạn tàu giã cào không còn ở Quảng Bình; Chỉ 40% – 60% tàu cá của Bạc Liêu hoạt động hiệu quả.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Xâm nhập mặn ảnh hưởng, ĐBSCL cần lấy nước ngay khi có thể
Thời sự

Xâm nhập mặn ảnh hưởng, ĐBSCL cần lấy nước ngay khi có thể; Dịch hại giảm nhẹ trên lúa ở Long An; Hòa Bình có hơn 100 chuỗi liên kết thực phẩm an toàn.

Xâm nhập mặn ảnh hưởng, ĐBSCL cần lấy nước ngay khi có thể
Thời tiết nông vụ ngày 05/02/2025: Dặt dìu những hạt mưa xuân
Thời sự

Với nền nhiệt hạ thấp kết hợp cùng không khí ẩm, các tỉnh vùng núi cần lưu ý khả năng hình thành băng giá và sương muối, ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi.

Thời tiết nông vụ ngày 05/02/2025: Dặt dìu những hạt mưa xuân