Bản tin Thủy sản ngày 30/12/2023: Xuất khẩu thủy sản vào mùa cao điểm

Xuất khẩu thủy sản vào mùa cao điểm; San hô phục hồi tốt ở vịnh Nha Trang; 2024: Thái Nguyên phấn đấu đạt 19.000 tấn thủy sản; Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 30/12/2023: Xuất khẩu thủy sản vào mùa cao điểm

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 30/12/2023: Thủy sản vào mùa cao điểm

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Thủy sản vào mùa cao điểm

Thưa quý vị và bà con, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP, tính đến hết tháng 11/2023, ngành thủy sản ghi nhận kim ngạch xuất khẩu 8,27 tỷ USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2022, do bất ổn địa chính trị và lạm phát toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ suy giảm. Tính riêng tháng 11, xuất khẩu thủy sản mang về gần 840 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ. VASEP dự báo, xuất khẩu thủy sản quý IV/2023 có thể đạt 2,4 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm 2022, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả năm 2023 lên 9 tỷ USD, giảm 17% so với năm 2022. Thực tế, các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, EU thường đẩy mạnh nhập khẩu trong quý cuối năm để phục vụ mùa tiêu dùng cao điểm tháng 12 năm cũ và 2 tháng đầu năm mới.

  • San hô phục hồi tốt ở vịnh Nha Trang

Với hoạt động bảo vệ dự đa dạng hệ sinh thái biển, UBND TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa có báo cáo kết quả 1 năm thực hiện Kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang đến năm 2030. Theo đó, hiện nay, san hô ở khu vực biển quanh đảo Hòn Mun và Hòn Chồng có dấu hiệu phục hồi khá tốt. Cụ thể, hệ sinh thái rạn san hô xung quanh Hòn Mun đang trong quá trình phục hồi, các họ cá trú ngụ trên rạn san hô. Trong đó, khu vực phía tây bắc và bắc Hòn Mun có độ che phủ của san hô dao động từ 30% đến 50%. Ở khu vực phía tây Hòn Mun, nhiều mầm non san hô mọc trên nền san hô gãy. Các rạn san hô ở khu vực biển Hòn Chồng và vùng biển đối diện đường Đặng Tất cũng đang trong quá trình phục hồi.

  • Thái Nguyên phấn đấu đạt 19.000 tấn thủy sản năm 2024

Trong lĩnh vựcnuôi trồng thủy sản tại các địa phương, năm 2023, Sản lượng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước đạt gần 18.500 tấn, gần bằng 103% kế hoạch, tăng 6,8% so với năm trước. Giá trị sản xuất ước đạt gần 590 tỷ đồng, gần bằng 102% kế hoạch, tăng gần 7% so với cùng kỳ. Năm 2023, diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt 6.070ha, bằng 100% kế hoạch. Việc nuôi thủy sản thương phẩm đã từng bước chuyển dịch cơ cấu giống theo hướng tăng đối tượng có giá trị kinh tế cao và giảm dần các đối tượng nuôi truyền thống có giá trị kinh tế thấp. Sản lượng cá giống sản xuất trong năm ước đạt 605 triệu con cá bột. Năm 2024, ngành Nông nghiệp tỉnh phấn đấu sản lượng thủy sản đạt 19.000 tấn.

  • Phú Thọ: Sản lượng thủy sản năm 2023 trên 44.000 tấn

Còn tại Phú Thọ, năm 2023, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt trên 10.900ha, tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác toàn tỉnh ước đạt trên 44.000 tấn, tăng hơn 1.300 tấn so với năm 2022. Theo chi cục thủy sản Phú Thọ, Phát triển kinh tế thủy sản tại địa phương đã mang lại kết quả quan trọng nhưng cũng còn bộc lộ một số hạn chế. Để nâng cao giá trị, cần cơ cấu lại sản xuất thuỷ sản theo hướng phát triển thủy sản bản địa, nâng cao diện tích nuôi thâm canh, phát triển nuôi cá lồng trong hồ chứa, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu thủy sản, nâng cao hiệu quả nuôi diện tích ruộng một vụ và mặt nước lớn. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật... Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất tại các khu ương nuôi giống tập trung.

  • Hòa Bình hướng tới phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng

Thưa quý vị, năm 2023, nghề nuôi cá lồng tiếp tục đà hồi phục sau ảnh hưởng của dịch Covid-19. Với đầu ra thuận lợi, nuôi cá lồng đã đem lại nguồn thu nhập khá cho hàng nghìn hộ dân, nhất là khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Hiện nay toàn tỉnh Hòa Bình duy trì diện tích nuôi cá 2.695 ha với gần 5.000 lồng nuôi. Ông Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Hòa Bình cho biết, để phát triển nghề nuôi thuỷ sản bền vững, thời gian tới, ngành tiếp tục thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực thuỷ sản, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào các hoạt động thủy sản nhằm đa dạng sản phẩm. Năm 2024, địa phương đặt mục tiêu thành lập hợp tác xã nhằm tăng cường gắn kết trong sản xuất, tạo chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 30/12/2023: Xuất khẩu thủy sản vào mùa cao điểm

Xuất khẩu thủy sản vào mùa cao điểm; San hô phục hồi tốt ở vịnh Nha Trang; 2024: Thái Nguyên phấn đấu đạt 19.000 tấn thủy sản; Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Thời sự

Nguồn vốn xã hội hóa để bảo vệ, trồng mới rừng chiếm hơn 40%; Quảng Bình lan tỏa mô hình trồng rừng gỗ lớn; Kiểm định chất lượng giống cây lâm nghiệp đạt 100%.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 26/4/2024: Vốn xã hội hóa bảo vệ rừng chiếm hơn 40%
Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi
Thời sự

Mưa dông tàn phá cánh rừng hồi hàng chục năm tuổi; Trồng rừng, phục hồi rừng, giảm phát thải khí nhà kính; Người dân Yêu Bái chưa mạnh dạn trong trồng rừng gỗ lớn.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 25/4/2024: Mưa dông tàn phá rừng hồi hàng chục năm tuổi