Bản tin Thủy sản ngày 4/12/2023: Mời đầu tư nhiều dự án nuôi trồng thủy sản

Kiên Giang kêu gọi đầu tư bổ sung 3 dự án nuôi trồng thủy sản; Trà Vinh mời gọi khai thác 50.000 ha đất ven biển; Nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 4/12/2023: Mời đầu tư nhiều dự án nuôi trồng thủy sản

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 4/12/2023: Mời đầu tư nhiều dự án nuôi trồng thủy sản

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Kiên Giang kêu gọi đầu tư bổ sung 3 dự án nuôi trồng thủy sản

Mở đầu là những thông tin trong lĩnh vực thu hút đầu tư để phát triển thủy sản bền vững, thưa quý vị, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang vừa có quyết định phê duyệt bổ sung danh mục các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2021-2025, đối với 3 dự án nuôi trồng thủy sản. Trong đó gồm 2 dự án nuôi trồng thủy sản cua, ghẹ, nhuyễn thể 2 mảnh tại xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, lần lượt tại ấp Hưng Giang có diện tích 90ha, vốn đầu tư 30 tỷ đồng và Mỹ Hưng diện tích gần 98ha, vốn đầu tư 30 tỷ đồng. Dự án Nuôi trồng, sản xuất giống, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu cá, rong biển và các loại thủy hải sản khác tại xã An Sơn, huyện Kiên Hải với diện tích 420ha, vốn đầu tư 400 tỷ đồng. Hiện trạng sử dụng đất của 3 dự án đều thuộc khu vực biển do nhà nước quản lý.

  • Trà Vinh mời gọi đầu tư khai thác 50.000 ha đất ven biển

Tương tự tại tỉnh Trà Vinh, nhằm thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, năm 2024, tỉnh Trà Vinh khuyến khích các địa phương ven biển áp dụng các chính sách ưu đãi, mời gọi doanh nghiệp đầu tư, khai thác khoảng 50.000 ha đất ven biển và 15.000 ha đất bãi bồi, cồn nổi để nuôi trồng thủy sản. Việc nuôi trồng thuỷ sản được triển khai theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi gắn với thích ứng biến đổi khí hậu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, tạo giá trị gia tăng, gắn công nghiệp chế biến với thị trường xuất khẩu. Cùng với đó, tỉnh tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu sản xuất nguồn con giống chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 15.000ha nuôi thuỷ sản thâm canh theo hướng sạch, có chỉ dẫn địa lý.

  • Cà Mau nâng cao chất lượng thủy sản phục vụ xuất khẩu

Cũng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nhưng với riêng đối tượng nuôi là con tôm, Cà Mau được xem là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn của cả nước với gần 300.000 ha, sản lượng hàng năm đạt trên 220.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của các thị trường như EU và Trung Quốc, ngành nông nghiệp thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân có có kế hoạch sản xuất phù hợp, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi, ứng dụng các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả nâng suất cao gắn với bảo vệ môi trường cũng như mô hình nuôi tôm ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cấp mã số vùng nuôi cho các tổ chức, cá nhân, HTX  để phục vụ truy xuất nguồn gốc các mặt hàng thủy sản theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.

  • Nhộn nhịp mùa vớt 'lộc trời' ngoài đê sông Lam

Đối với hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản, trên địa bàn xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An có khoảng 50 ha ruộng trồng lúa có rươi hàng năm. Theo ông Phan Đình Hoàn - Phó Chủ tịch UBND xã Châu Nhân, mỗi năm, toàn xã thu về khoảng trên dưới 5 tấn rươi, vào mùa rộ, thương lái đưa cả ô tô về mua rươi đựng trong thùng xốp đưa xuống thành phố tiêu thụ. Trong xã, có nhiều hộ dân mỗi vụ thu 1 - 2 tạ rươi. Tuỳ từng năm giá rươi lên xuống, nhưng bình quân thường ở mức 400.000 - 450.000 đồng/kg, có năm lên đến 500.000 đồng/kg. Năm nay, giá bán sỉ tại ruộng chỉ đang ở mức 350.0000 - 400.000 đồng/kg. Trên đồng rươi, người dân vẫn trồng hai vụ lúa, năng suất trung bình 2,5 - 3 tạ/sào, bà con không hề sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ rươi.

  • Dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp

Còn với những tin tức về diễn biến dịch bệnh trên vật nuôi thủy sản thì theo Chi cục Thủy sảnBến Tre, trong đợt quan trắc môi trường vào đầu tháng 11 vừa qua, có 26/35 mẫu giáp xác phát hiện bị nhiễm bệnh đốm trắng, 3/35 mẫu giáp xác bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp, 5/35 mẫu giáp xác bị bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu. Như vậy, tình hình nhiễm bệnh đốm trắng tại các huyện ven biển của Bến Tre đang ở mức cao. Trước tình hình đó, Chi cục Thủy sản Bến Tre khuyến cáo người nuôi thủy sản tạm ngưng thả giống tôm nước lợ ở các vùng không còn thuận lợi, thực hiện công tác cải tạo ao nuôi hoặc thả nuôi các đối tượng khác để tăng thu nhập và cách ly mầm bệnh. Người nuôi tôm tuyệt đối không được lấy nước tại các kênh rạch bị nhiễm bệnh đốm trắng chưa qua xử lý cấp vào ao tôm nước lợ đang nuôi.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 4/12/2023: Mời đầu tư nhiều dự án nuôi trồng thủy sản

Kiên Giang kêu gọi đầu tư bổ sung 3 dự án nuôi trồng thủy sản; Trà Vinh mời gọi khai thác 50.000 ha đất ven biển; Nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
Thời sự

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu; Diện tích trồng mía tại Thanh Hóa giảm gần 2,5 lần trong 10 năm; Dưa hấu nghịch vụ tăng giá.

Gỡ vướng trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
Bản tin Thủy sản ngày 10/5/2024: Vùng nuôi cua nổi tiếng thiệt hại hơn 700ha
Thời sự

Vùng nuôi cua nổi tiếng nhất Cà Mau thiệt hại hơn 700ha; Gói tín dụng cho ngành lâm, thủy sản đã giải ngân được 20.000 tỷ đồng; Nuôi cá lòng hồ kết hợp du lịch.

Bản tin Thủy sản ngày 10/5/2024: Vùng nuôi cua nổi tiếng thiệt hại hơn 700ha