Bản tin Thủy sản ngày 5/3/2024: Xuất khẩu thủy sản tăng gần 30%

Xuất khẩu thủy sản tăng gần 30%; Thanh Hóa 'cấm cửa' tàu cá xuất bến nếu không đủ thủ tục; Nuôi cá nước lạnh vừa tăng thu nhập vừa đảm bảo an ninh lương thực.

Quỳnh Anh  | 12:08 05/03/2024

Bản tin Thủy sản ngày 5/3/2024: Xuất khẩu thủy sản tăng gần 30%

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 5/3/2024: Xuất khẩu thủy sản tăng gần 30%

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Xuất khẩu thủy sản tăng gần 30%

Thưa quý vị và bà con, qua 2 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đang ghi nhận tín hiệu lạc quan trở lại khi kim ngạch xuất khẩu đạt 1,37 triệu USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật bản và Liên minh châu Âu tiếp tục là những thị trường nhập khẩu lớn thủy sản của Việt Nam. Các mặt hàng chủ lực như: tôm, cá tra, cá ngừ đều có sự bứt phá đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, đây là động lực quan trọng cho sự phục hồi của ngành thủy sản trong năm nay. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khả quan, xuất khẩu thủy sản trong năm nay đã và đang gặp nhiều thách thức như: sức mua sụt giảm; chi phí logictis tăng cao do xung đột trên Biển Đỏ…

  • Thanh Hóa ‘cấm cửa’ tàu cá xuất bến nếu không đủ thủ tục

Về lĩnh vực thực thi pháp luật trong khai thác thủy sản, thời gian qua, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khẩn trương khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay Thanh Hóa vẫn còn 70 tàu cá "3 không": không đăng ký, không đăng kiểm và chưa được cấp giấy phép khai thác thủy sản. Do đó, Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp với chính quyền các địa phương tiến hành tổng kiểm tra, rà soát, xác minh đối với toàn bộ tàu cá chưa đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định. Đặc biệt, đề nghị lực lượng chức năng tuyệt đối không cho các tàu cá đi khai thác khi chưa đủ thủ tục, giấy tờ, chưa bật thiết bị giám sát hành trình.

  • Nuôi lươn không bùn dễ chăm sóc, lợi nhuận cao

Trong hoạt động nuôi trồng, thững năm gần đây, nhiều hộ dân ở Tây Ninh đã và đang áp dụng các mô hình nuôi thủy sản nhằm thay thế nguồn lợi tự nhiên. Trong đó, mô hình nuôi lươn không bùn ngày càng được nhiều nông dân lựa chọn làm mô hình kinh tế quan trọng của gia đình vì chi phí đầu tư thấp, dễ chăm sóc mà lại cho lợi nhuận cao. Đơn cử như tại hộ ông Hồ Anh Kiệt, phố Lộc Vĩnh, phường Lộc Hưng, thị xã Trảng Bàng, với trang trại rộng 5.000m2, mỗi năm gia đình ông sản xuất được khoảng 1 triệu con giống. Giá thành một con giống từ 3.000 – 3.500 đồng, có thời điểm lên đến 5.000 – 6.000 đồng. Ông đạt doanh thu từ lươn giống mỗi năm khoảng 2,5 tỷ đồng. Trừ các khoản chi phí, có lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng/năm vào thời điểm giá lươn thấp.

  • Nuôi cá nước lạnh vừa tăng thu nhập vừa đảm bảo an ninh lương thực

Cũng trong lĩnh vực này nhưng với đối tượng nuôi là cá nước lạnh, tỉnh Lào Cai hiện có trên 500 cơ sở nuôi cá nước lạnh với thể tích đạt 100.000m3. Nghề cá nước lạnh đã thực sự giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu tại địa phương. Vào mùa Hè, nông dân có thể nuôi cá thịt và con giống lớn tại các khu vực có độ cao trên 800m. Đến mùa đông đưa chúng về nuôi tại các khu vực có độ cao thấp hơn, từ 300m đến 800m. Ngoài ra, những hộ trồng lúa 1 vụ có nguồn nước sạch đầu nguồn hoàn toàn có thể trải bạt trên ruộng lúa đã thu hoạch để nuôi cá hồi cỡ giống to 500gr. Sau 5 tháng thả nuôi mùa đông có thể xuất cá từ 1,2kg đến 1,5kg mang lại thu nhập gấp nhiều lần trồng lúa mà không ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

  • Dịch vụ hậu cần nghề cá ở Nghệ An được đầu tư nâng cấp

Thưa quý vị, đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 4 cảng cá được đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, cả 5 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh đều đã được Bộ NN-PTNT công bố đủ điều kiện hoạt động với tổng sức chứa đạt 2.000 tàu thuyền các loại, bằng 65% công suất neo đậu so với quy hoạch… Theo Đề án phát triển hạ tầng và cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn tỉnh Nghệ An vừa được phê duyệt, đến năm 2030, có 7 cảng cá được đầu tư xây dựng, nâng cấp. 5 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cũng được nâng cấp, các luồng lạch trên địa bàn tỉnh được nạo vét đảm bảo an toàn. Tổng kinh phí đầu nâng cấp cho các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão và nạo vét luồng lạch là gần 2.400 tỷ đồng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 5/3/2024: Xuất khẩu thủy sản tăng gần 30%

Xuất khẩu thủy sản tăng gần 30%; Thanh Hóa 'cấm cửa' tàu cá xuất bến nếu không đủ thủ tục; Nuôi cá nước lạnh vừa tăng thu nhập vừa đảm bảo an ninh lương thực.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng