| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho Thụy Sỹ

Thứ Hai 04/03/2024 , 17:17 (GMT+7)

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho Thụy Sỹ trong tháng 1/2024 với giá trị đạt 5,1 triệu USD.

Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Thụy Sỹ là quốc gia không có biển nên nhập khẩu hầu như toàn bộ lượng thủy sản tiêu dùng hàng năm. Mỗi năm Thụy Sỹ tiêu thụ 75.000 - 80.000 tấn thủy sản các loại.

Sản lượng thủy sản nuôi trồng và chế biến thủy sản của Thụy Sỹ chỉ đạt khoảng trên 3.000 tấn/năm. Số lượng còn lại Thụy Sỹ phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), tháng 1/2024, nhập khẩu thủy sản của Thụy Sỹ đạt gần 70 triệu USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Thụy Sỹ chủ yếu nhập khẩu thủy sản từ các nước châu Âu như Na Uy, Pháp, Hà Lan, Đức, Italia…

Mỗi năm Thụy Sỹ tiêu thụ 75.000 - 80.000 tấn thủy sản các loại. Ảnh: BearFotos/Shutterstock.com.

Mỗi năm Thụy Sỹ tiêu thụ 75.000 - 80.000 tấn thủy sản các loại. Ảnh: BearFotos/Shutterstock.com.

Năm 2023 và tháng 1/2024, Thụy Sỹ có xu hướng tăng nhập khẩu thủy sản từ các thị trường châu Âu, giảm nhập khẩu từ các thị trường ngoài châu Âu.

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 5 cho Thụy Sỹ trong tháng 1/2024 với giá trị đạt 5,1 triệu USD, giảm 38,1% so với tháng 1/2023. Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Thụy Sỹ giảm từ 8,4% trong năm 2023 xuống còn 7,3% trong tháng 1/2024. Trong đó, thị phần các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam như tôm các loại, cá tra đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng nhập khẩu của Thụy Sỹ.

Cơ chế quản lý nhập khẩu cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng thủy sản nhập khẩu của Thụy Sỹ tương đồng với những quy định của EU. Nhập khẩu các mặt hàng thủy sản không bị áp dụng hạn ngạch và thuế nhập khẩu phần lớn các loại thủy sản và sản phẩm thủy sản chế biến của Thụy Sỹ là 0%.

Tuy nhiên, cũng như EU, Thụy Sỹ cho rằng, đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là một vấn đề toàn cầu, đe dọa hệ sinh thái biển và hoạt động đánh bắt bền vững. Tại Thụy Sỹ và Pháp, lệnh kiểm soát nguồn gốc hợp pháp của các sản phẩm hải sản nhập khẩu (pháp lệnh IUU) có hiệu lực pháp lý kể từ ngày 1/3/2017.

Xem thêm
Giống vịt Huba siêu đẻ, siêu thịt

Giống vịt Huba được đánh giá cao nhờ năng suất trứng vượt trội, tốc độ tăng trưởng nhanh và thịt thơm ngon, kỳ vọng là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi gia cầm.

Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm

Hopn 3.400 con vịt bơ lai (vịt supe lai vịt bầu) 46 ngày tuổi dương tính virus cúm gia cầm A/H5N1 được lực lượng chức năng tại Quảng Trị tiêu hủy.

Người bạo gan đưa cây mắc ca lên vùng đất cằn Quan Hóa

THANH HÓA Mạnh dạn chặt bỏ cây luồng để trồng thử nghiệm cây mắc ca, ông Hà Văn Thính đã thành công với cây trồng này ở vùng đất khô cằn huyện Quan Hóa (Thanh Hóa).

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Lan toả cánh đồng ‘không dấu chân’

QUẢNG BÌNH Từ mô hình đưa thiết bị bay vào gieo sạ, bón phân ban đầu, huyện Lệ Thủy đã mở rộng diện tích cánh đồng ‘không dấu chân’.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất