Bản tin Thủy sản ngày 5/8/2024: Cá linh đầu mùa xuất hiện sớm

Cá linh đầu mùa xuất hiện sớm ở miền Tây; Chống khai thác IUU, Trung ương là cốt lõi, thực hiện là địa phương; Giảm lồng nuôi truyền thống khi chuyển sang lồng HDPE.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 5/8/2024: Cá linh đầu mùa xuất hiện sớm

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 5/8/2024: Cá linh non đầu mùa xuất hiện sớm

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Chống khai thác IUU, trung ương là cốt lõi, thực hiện các địa phương

Thưa quý vị và bà con, Tại buổi kiểm tra tình hình chống khai thác thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định –IUUtrên địa bàn TP. Hải Phòng mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt của TP trong công tác chống khai thác IUU, nhưng để chuyển biến rõ rệt, khắc phục được những tồn tại, hạn chế thì địa phương cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Thứ trưởng cho rằng, chống khai thác IUU, Trung ương là cốt lõi nhưng thực hiện là các địa phương. Hải Phòng cần tập trung lực lượng để thực hiện các nhiệm vụ thì mới có thể hoàn thành các yêu cầu đặt ra. Phải sát việc, thực việc, rõ việc thì mới hiệu quả.

  • Cá linh non đầu mùa xuất hiện sớm ở miền Tây

Mùa nước nổi năm nay, sản vật cá linh non được bày bán sớm hơn nửa tháng tại các chợ thực phẩm đầu nguồn sông Mekong, giáp nước bạn Campuchia của tỉnh Đồng Tháp. Tuy là sản vật đầu mùa lũ, cá linh non khan hiếm, nhưng giá bán lại thấp hơn cùng kỳ năm 2023. Tại chợ Thực phẩm huyện Tam Nông, cá linh non còn sống có giá từ 180.000 - 220.000 đồng/kg, còn cá linh non đã thuê người móc hầu, làm sạch ruột được bán với giá 250.000 đồng/kg, giảm từ 30.000 – 50.000đồng/kg so cùng kỳ năm 2023. Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, trên thị trường hiện có 2 dạng cá linh non là cá cho sinh sản nhân tạo và cá linh non tự nhiên. Gần 1 tháng nay, cá linh non nhân tạo do một số hộ ương đã bán ra trên thị trường. Cá này có kích cỡ lớn bằng đầu đũa ăn, với giá bán 150.000 đồng/kg.

  • Giảm lồng nuôi truyền thống khi chuyển sang lồng HDPE

Trong lĩnh vực nuôi trồng, Theo Chi cục Thủy sản Phú Yên, diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm của tỉnh đạt trên 1.800ha. Tính đến 31/6, tổng số lồng bè tại các địa phương đã kiểm đếm là hơn 186.000 lồng. Tổng sản lượng ước đạt hơn 4.900 tấn. Tuy nhiên hiện nay, các lồng bè nuôi chủ yếu làm bằng vật liệu gỗ, tre, không thích ứng với thiên tai. Trước tình đó, để phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển bền vững, việc chuyển đổi lồng bè truyền thống sang lồng HDPE là rất cần thiết để vừa thích ứng với thiên tai, đảm bảo tài sản, vừa đảm bảo cảnh quan môi trường. Tuy nhiên Ngành chức năng tỉnh lưu ý khi bà con áp dụng lồng nuôi vật liệu mới, cần giảm lồng nuôi truyền thống. Sắp tới, khi các địa phương giao mặt nước khu vực nuôi, bà con nên mạnh dạn chuyển sang lồng nuôi theo hướng này.

  • Nuôi cua đinh cho hiệu quả kinh tế cao

Còn tại Kiên Giang, thời gian qua, nhiều nông dân ở huyện Vĩnh Thuận đã mạnh dạn nuôi cua đinh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là ông Trần Văn Hải, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Kinh 1A, xã Tân Thuận. Được biết, từ đầu năm 2022, ông quyết định đầu tư mua 30 cặp cua đinh Thái để nuôi, bể nuôi được tận dụng chuồng heo cũ sửa lại. Giống cua đinh Thái mau lớn, sau hơn 2 năm nuôi đạt trọng lượng từ 4,5kg trở lên, ông tuyển những con to bán trước, giá bán dao động từ 300.000 – 400.000 đồng/kg. Hiện ông Hải đã xuất bán cua đinh thương phẩm 2 lần, được 80 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 40 triệu đồng và chừa lại khoảng 10 cặp cua đinh để làm giống bố mẹ.

  • Cà Mau kiên quyết chống khai thác thủy sản tận diệt

Về hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Huyện U Minh vốn được xem là “thủ phủ” cá đồng của tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, những năm gần đây, bởi nhiều nguyên nhân, đặc biệt là việc khai thác quá mức đã khiến nguồn lợi cá đồng không còn nhiều. Do đó, ngay từ đầu năm nay, nhiều địa phương trong huyện đã thực hiện chỉ đạo của cấp trên về đầy mạnh việc tuyên truyền, vận động bà con không đánh bắt cá non ngay đầu mùa cũng như không dùng kích điện để bắt cá theo kiểu hủy diệt. Tại xã Nguyễn Phích, đến thời điểm hiện nay, người dân đã giao nộp 23 phương tiện và các hộ dân cam kết 100% không tàng trữ, sử dụng dụng cụ kích điện để bắt cá. Điều đó đã làm giảm đáng kể việc khai thác đánh bắt nguồn lợi thủy sản theo hình thức tận diệt.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 5/8/2024: Cá linh đầu mùa xuất hiện sớm

Cá linh đầu mùa xuất hiện sớm ở miền Tây; Chống khai thác IUU, Trung ương là cốt lõi, thực hiện là địa phương; Giảm lồng nuôi truyền thống khi chuyển sang lồng HDPE.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất
Thời sự

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất; Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sạt lở núi; Đồng Tháp mở rộng mô hình nuôi cá đồng.

Xác định đúng đối tượng và nhu cầu khi hỗ trợ phục hồi sản xuất
Thời tiết nông vụ ngày 19/9/2024: Miền Trung mưa lớn, đề phòng lũ lụt
Thời sự

Do tác động của Bão số 4, từ nay đến đêm mai, khu vực từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 100-300mm, có nơi trên 500mm.

Thời tiết nông vụ ngày 19/9/2024: Miền Trung mưa lớn, đề phòng lũ lụt