Yêu cầu đối với thủy sản xuất khẩu vào một số thị trường trọng điểm

Quỳnh Chi - Linh Linh - Thứ Sáu, 02/08/2024 , 16:17 (GMT+7)

Thông tin về các yêu cầu và quy định đối với thủy sản xuất khẩu vào các thị trường Hoa Kỳ, Úc - New Zealand, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Muốn xuất khẩu thủy sản đi Hoa Kỳ, thủy sản của Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt theo quy định của nước nhập khẩu. Ảnh: Hoàng Vũ.

Thị trường Hoa Kỳ

Ngày 31/10/2019, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) công bố quyết định công nhận hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) đối với cá da trơn (Siluriformes) của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ là tương đương. 

Để đáp ứng yêu cầu này, Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định số 1802/QĐ-BNN-QLCL vào ngày 15/8/2020 về “Chương trình kiểm soát ATTP cá bộ Siluriformes xuất khẩu sang Hoa Kỳ”. Quyết định này quy định các điều kiện cần tuân thủ trong quá trình sản xuất, tích hợp các yêu cầu của FSIS: Code of Federal Regulations (CFR) - Title 9 Animals and Animal Products và Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT.

Sau khi được công nhận tương đương, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục giám sát và định kỳ thanh tra lại hệ thống kiểm soát ATTP của chuỗi sản xuất và kinh doanh cá tra của Việt Nam.

Các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và được thẩm tra, xác nhận bởi nhà nhập khẩu. Đồng thời, doanh nghiệp xuất khẩu phải đăng ký và cập nhật lại thông tin với FDA mỗi 2 năm/lần, vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 của các năm chẵn.

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng triển khai chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP) của Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Hoa Kỳ (NOAA). Theo chương trình này, nhà nhập khẩu phải khai báo thông tin về các loài thủy sản nhập khẩu (theo dạng sản phẩm) từ công đoạn thu hoạch, khai thác tới sơ chế, chế biến, và vận chuyển theo biểu mẫu của NOAA. 

Quy định tại điều 609 của Bộ luật Hoa Kỳ US Public Law 101-162 yêu cầu tất cả tôm và sản phẩm tôm nhập khẩu phải kèm theo Giấy khai báo của nhà nhập khẩu/xuất khẩu (theo mẫu DS-2031) nhằm bảo vệ các loài rùa biển. Hiện nay, doanh nghiệp chỉ có thể kê khai và được xác nhận bởi Trung tâm vùng thuộc Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường đối với tôm nuôi nếu có đầy đủ nguồn gốc xuất xứ.

Thị trường Úc - New Zealand

Doanh nghiệp trong nước muốn xuất khẩu tôm nguyên con sang Úc cần đảm bảo tôm thương phẩm phải có nguồn gốc từ vùng được Úc công nhận sạch bệnh sau khi thực hiện đánh giá tại Việt Nam. Thị trường Úc yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo an toàn dịch bệnh trong toàn bộ chuỗi từ nhà máy sản xuất thức ăn, trại giống, trại nuôi thương phẩm đến cơ sở chế biến, xuất khẩu.

Sau khi được phía Úc công nhận, mỗi lô hàng xuất khẩu sang Úc phải kèm theo chứng thư do cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp, chứng nhận không có các bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV1), hội chứng Taura (TSV), bệnh vi bào tử trùng (EHP), bệnh đốm đen (NHPB).

Cần lưu ý, cơ quan quản lý Úc cho rằng sản phẩm tôm tẩm ướp, tẩm bột sau khi nhập khẩu vào Úc có thể được rửa đi để thành tôm tươi, làm mồi câu hoặc thức ăn cho thủy sản. Do đó, sản phẩm này được xếp vào nhóm sản phẩm chưa nấu chín (phải xét nghiệm bệnh) thay vì nhóm sản phẩm chưa nấu chín đã chế biến sâu (không phải xét nghiệm bệnh).

Từ ngày 30/10/2023, mẫu chứng thư mới được áp dụng cho lô hàng tôm và sản phẩm tôm của Việt Nam xuất khẩu vào Úc, ban hành kèm theo công văn số 7644/BNN-CCPT của Bộ NN-PTNT.

Thị trường Úc yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo an toàn dịch bệnh trong toàn bộ chuỗi từ nhà máy sản xuất thức ăn, trại giống, trại nuôi thương phẩm đến cơ sở chế biến, xuất khẩu. Ảnh: Quỳnh Chi.

Tại New Zealand, Bộ các Ngành công nghiệp cơ bản đã ban hành Tiêu chuẩn đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu vào New Zealand (New Zealand’s Import Health Standard: Aquatic Animal Products, viết tắt là AQUAPROD.GEN IHS). Theo đó, các sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu vào New Zealand phải đáp ứng quy định tại tiêu chuẩn trên và được cơ quan thẩm quyền Việt Nam chứng nhận theo mẫu chứng thư đã thống nhất.

Từ ngày 15/7/2023, mẫu chứng thư mới được áp dụng cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường New Zealand theo đúng quy định tại Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT và Thông tư 32/2022/TTBNNPTNT, ban hành theo công văn số 4228/BNN-CCPT của Bộ NN-PTNT.

Thị trường Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, Cục Quản lý Chất lượng Thủy sản (NFQS) và Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm (MFDS) chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở thủy sản. NFQS quản lý các cơ sở không sử dụng phụ gia, trong khi MFDS quản lý các cơ sở có sử dụng phụ gia. Đáng chú ý, MFDS chỉ chấp thuận các cơ sở xếp hạng 1 xuất khẩu cá bò khô tẩm gia vị mà không cần phải trực tiếp sang kiểm tra.

NFQS có quyền đình chỉ nhập khẩu các sản phẩm thủy sản nếu phát hiện sản phẩm bị cảnh báo thuộc nhóm có hại nói chung, bao gồm vi sinh vật tổng số và kháng sinh hạn chế sử dụng. Đối với những sản phẩm thuộc nhóm đặc biệt có hại như kháng sinh cấm và vi sinh vật gây bệnh, NFQS sẽ đình chỉ nhập khẩu toàn bộ sản phẩm của cơ sở.

Ngoài ra, NFQS quy định chế độ xử lý nhiệt cụ thể đối với tôm nấu chín, do đó, tôm nấu chín xuất khẩu vào Hàn Quốc không cần phải xét nghiệm bệnh. Tuy nhiên, sản phẩm thủy sản phải được kiểm dịch đối với một số chỉ tiêu bệnh.

Hàn Quốc có các quy định nghiêm ngặt đối với tôm thương phẩm nhập khẩu. Ảnh: Quỳnh Chi.

Từ ngày 04/01/2021, Hàn Quốc bắt đầu kiểm dịch các chỉ tiêu bệnh như hội chứng hoại tử gan tụy (AHPND) và bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHP) đối với tôm thẻ chân trắng, cũng như bệnh Salmonid alphavirus (SAV) đối với một số loài cá hồi và cá bơn nhập khẩu ở dạng sống.

Sau đó, từ ngày 01/08/2021, Hàn Quốc tiếp tục kiểm dịch các chỉ tiêu bệnh Tilapia lake virus (TiLV) đối với một số loài cá rô phi và cá tai tượng, và bệnh Decapod iridescent virus 1 (DIV1) đối với một số loài tôm sú, tôm thẻ và tôm càng xanh nhập khẩu ở dạng sống, ướp lạnh hoặc đông lạnh.

Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định số 2959/QĐ-BNN-QLCL ngày 06/7/2021, bổ sung chỉ tiêu bệnh tại Quyết định số 1701/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/5/2019, có hiệu lực từ ngày 01/8/2021. 

Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản có chế độ kiểm tra và giám sát ATTP rất nghiêm ngặt đối với các lô hàng thủy sản nhập khẩu. Chế độ này bao gồm ba hình thức kiểm tra: kiểm tra thông thường, kiểm tra giám sát, và kiểm tra chặt. 

Kiểm tra thông thường liên quan đến việc nhà nhập khẩu đăng ký kiểm tra lấy mẫu ngẫu nhiên. Kiểm tra giám sát tăng tần suất lấy mẫu đối với các doanh nghiệp có lô hàng vi phạm. Kiểm tra chặt được thực hiện 100% đối với các doanh nghiệp có lịch sử vi phạm cao.

Nhật Bản đang tiến hành kiểm tra 100% lô hàng đối với một số chỉ tiêu cụ thể: Chloramphenicol trong mực và cá bò; Furazolidone, Enrofloxacin, và Sulfadiazine trong sản phẩm tôm. Đối với các lô hàng ếch và sản phẩm ếch nhập khẩu từ Việt Nam, Nhật Bản kiểm tra 30% chỉ tiêu Furazolidone (AOZ).

Ngoài ra, nhằm ngăn chặn các sản phẩm khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) nhập khẩu vào Nhật Bản, quy định IUU được áp dụng từ ngày 01/12/2022. Các đối tượng áp dụng bao gồm mực ống, mực nang (Squid, Cuttlefish), cá Thu đao (Pacific saury, Cololabis spp.), cá Thu (Mackerel, Scomber spp.), và cá Trích (Sardine, Sardinops spp.). 

Các quy định của các thị trường nhập khẩu như EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, và New Zealand được Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường cập nhật và đăng tải trên website. Để biết thêm chi tiết, vui lòng truy cập mục “Quy định thị trường” tại địa chỉ https://nafiqpm.mard.gov.vn/.

Quỳnh Chi - Linh Linh
Tin khác
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh
Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật, giới thiệu tổng quan đề án quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại
Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại

Ngoài một số bệnh hại sẵn có, cây trồng còn chịu tác động của nhiều sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật ngoại lai khiến công tác phòng chống gặp khó khăn.

Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Ra mắt câu lạc bộ 'Doanh nông xanh ba miền'
Ra mắt câu lạc bộ 'Doanh nông xanh ba miền'

Câu lạc bộ 'Doanh nông xanh ba miền' chính thức ra mắt, đánh dấu bước ngoặt phát triển nông nghiệp bền vững. 18 thành viên Ban chủ nhiệm là những doanh nông tiêu biểu.

Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau
Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau

Nhà văn Anh Đức được hậu sinh nhắc đến một cách trân trọng tại hội thảo kỷ niệm 10 năm ông qua đời, vừa tổ chức sáng 18/12 ở TP.HCM.