Bản tin Thủy sản ngày 6/3/2024: Nhiều loài cá ở sông Mekong nguy cơ tuyệt chủng

Khoảng 19% loài cá ở sông Mekong có nguy cơ tuyệt chủng; Trên 4.000 tàu cá áp dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản; Phát triển nuôi cá nước lạnh bền vững.

Quỳnh Anh  | 11:09 06/03/2024

Bản tin Thủy sản ngày 6/3/2024: Nhiều loài cá ở sông Mekong nguy cơ tuyệt chủng

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 6/3/2024: Nhiều loài cá ở sông Mekong nguy cơ tuyệt chủng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Khoảng 19% loài cá ở sông Mekong có nguy cơ tuyệt chủng

Thưa quý vị và bà con, Báo cáo có tiêu đề “Những loài cá bị lãng quên của sông Mekong” do Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên phối hợp cùng 25 nhóm bảo tồn thiên nhiên và thủy sinh toàn cầu biên soạn vừa công bố cho biết, khoảng 19% trong số 1.148 loài cá ở sông Mekong đang có nguy cơ tuyệt chủng. Đáng chú ý, trong số này có tới 18 loài được Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên đưa vào danh sách “cực kỳ nguy cấp”. Báo cáo nhấn mạnh các mối đe dọa đối với cá tại sông Mekong, bao gồm mất môi trường sống, chuyển đổi vùng đất ngập nước sang nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, khai thác cát không bền vững, du nhập các loài xâm lấn, biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ và các đập thủy điện chia cắt dòng chảy và các nhánh của sông.

  • Cảng cá tại Bình Định quá tải

Với những tin tức trong nước, thưa quý vị, Bình Định hiện có 5.954 tàu cá đánh bắt thủy sản trên biển, để phục vụ cho lực lượng tàu cá, địa phương hiện có 3 cảng cá loại II được công bố theo quy định. Tuy nhiên, theo Chi cục Thủy sản Bình Định, sức chứa của các khu neo đậu chỉ đủ đáp ứng được cho 5.300 tàu, chưa kể có khoảng 200-300 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi vào neo đậu. Khu neo đậu Đầm Đề Gi dù cửa biển đã được xây dựng kè chắn sóng, ngăn cát với chiều dài 400m, nhưng khu vực đầu kè chắn sóng hàng năm vẫn bị cát bồi lấp gây khó cho tàu thuyền ra vào. Còn khu neo đậu Tam Quan hiện đã quá tải, mặc dù hàng năm chính quyền địa phương đã triển khai nạo vét, khơi thông luồng, nhưng chỉ đó chỉ là giải pháp “chữa cháy”, không bền vững.

  • Trên 4.000 tàu cá áp dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản

Còn tại tỉnh Quảng Ninh, địa phương hiện có gần 6.000 tàu cá, trong đó, số tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên của tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thuỷ sản khai thác điện tử là 4220 tàu. Việc triển khai "Hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thuỷ sản khai thác điện tử” là rất cần thiết và bắt buộc phải thực hiện theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, yêu cầu của Ủy ban Châu Âu trong việc thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định. Thời gian tới, Chi cục Thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp với các lực lượng triển khai đồng bộ hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc thuỷ sản khai thác điện tử tại các điểm kiểm soát đã thành lập.

  • Lào Cai phát triển nuôi cá nước lạnh bền vững

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Lào Cai là một trong hai địa phương nuôi cá nước lạnh nhiều nhất cả nước với trên 500 cơ sở, thể tích đạt 100.000 m3. Năm 2023, tổng sản lượng cá nước lạnh trên địa bàn Lào Cai đạt khoảng 1.000 tấn, tăng gần 400 tấn so với năm 2019. Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030, thể tích nuôi cá nước lạnh đạt 110.000m3, sản lượng cá nước lạnh đạt 1.600 tấn. Để nghề nuôi cá nước lạnh phát triển theo hướng an toàn, hiệu quả và bền vững, người nuôi cá nước lạnh tại đây đang tích cực tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết, cùng với đó minh bạch nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm tạo đầu ra vững chắc trên thị trường.

  • Thả hơn 100.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Về hoạt động tái tạo nguồn lợi tự nhiên, tại xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, Công ty Thủy điện Sông Tranh phối hợp với UBND huyện Bắc Trà My vừa tổ chức chương trình thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 lần thứ 9 - năm 2024. Trong đợt này, Công ty Thủy điện Sông Tranh tổ chức thả 100.000 con cá giống xuống lòng hồ gồm cá trắm cỏ và cá mè. Tính đến nay, qua 9 đợt thả, số lượng cá đã thả xuống lòng hồ là 750.000 con, trị giá gần 500 triệu đồng. Được biết, đây là hoạt động thường niên của Công ty  nhằm góp phần bảo vệ môi trường và tạo sinh kế cho người dân huyện Bắc Trà My và Nam Trà My nói chung, người dân trong vùng dự án nói riêng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 6/3/2024: Nhiều loài cá ở sông Mekong nguy cơ tuyệt chủng

Khoảng 19% loài cá ở sông Mekong có nguy cơ tuyệt chủng; Trên 4.000 tàu cá áp dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc thủy sản; Phát triển nuôi cá nước lạnh bền vững.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Việt Nam dần trở thành trung tâm xuất khẩu rau quả lớn trong khu vực
Thời sự

Việt Nam dần trở thành trung tâm xuất khẩu rau quả lớn trong khu vực; Hoạt động văn phòng cần sáng tạo, chuyên nghiệp và chủ động hơn.

Việt Nam dần trở thành trung tâm xuất khẩu rau quả lớn trong khu vực
Thời tiết nông vụ ngày 15/01/2025: Miền Trung mưa giăng khắp lối
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ ngày 15-16/1, khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và giông.

Thời tiết nông vụ ngày 15/01/2025: Miền Trung mưa giăng khắp lối