Bản tin Thủy sản ngày 8/11/2023: Ngư dân cùng bảo vệ đa dạng sinh học biển

Phát huy nguồn lực ngư dân trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học biển; An toàn tàu cá trong mùa mưa bão; Nông trường cói trở thành thủ phủ cá trắm đen lớn nhất miền Bắc; Huyện có hơn 1.000 lồng cá lòng hồ; Thay thế con tôm thẻ chân trắng ở vùng triều.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 8/11/2023: Ngư dân cùng bảo vệ đa dạng sinh học biển

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 8/11/2023: Ngư dân cùng bảo vệ đa dạng sinh học biển

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Phát huy nguồn lực ngư dân trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học biển

Thưa quý vị và bà con, theo thông tin tại Hội thảo thúc đẩy sự tham gia cộng đồng ngư dân trong công tác nghiên cứu bảo vệ nguồn lợi thủy sảnđa dạng sinh họcbiển vừa diễn ra tại TP Đà Nẵng, hiện nay, cơ sở dữ liệu đa dạng sinh vật vùng ven biển Đà Nẵng đã khá cũ, khu vực nghiên cứu mang tính cục bộ và dữ liệu nằm rải rác trong nhiều báo cáo. Do đó, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý và hỗ trợ đưa ra quyết định cho chính quyền địa phương. Trong bối cảnh nguồn nhân lực và ngân sách phục vụ cho hoạt động điều tra, khảo sát tài nguyên sinh vật biển hạn chế, nhiều địa phương đã huy động lực lượng ngư dân để hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học biển và bảo tồn vùng biển. Qua đó đã kịp thời báo cáo trên nhiều nguồn tin về các hành vi vi phạm đến nguồn lợi thủy sản, nguồn lợi san hô và hệ sinh thái tại các khu vực biển.

  • An toàn tàu cá trong mùa mưa bão

Bước vào mùa mưa bão, việc đảm bảo an toàn cho ngư dân trong các chuyến đi biển là điều kiện hết sức quan trọng. Tại Bình Định, địa phương này hiện có trên 5.800 tàu cá, trong đó có hơn nửa số tàu đánh bắt vùng khơi. Do vậy, công tác an toàn trong mùa mưa bão luôn được ngành chức năng chú trọng. Qua những đợt ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới đầu mùa mưa năm nay, hầu hết tàu cá của Bình Định đánh bắt ngoài khơi đều nhận được cảnh báo và kịp thời di chuyển đến vùng biển an toàn. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, năm nay, tỷ lệ tàu cá nhận được cảnh báo thiên tai cao hơn rất nhiều so với trước đây. Trong công tác đảm bảo an toàn tàu cá, ngành chức năng tỉnh này hỗ trợ cho ngư dân đầy đủ các thiết bị, máy móc nên việc tiếp cận thông tin rất ổn định. Hệ thống khu neo đậu, tránh trú tại các cảng cá cũng đã được sắp xếp hợp lý, sẵn sàng đón tàu thuyền vào tránh bão.

  • Nông trường cói thành thủ phủ cá trắm đen lớn nhất miền Bắc

Đến với những thông tin về hoạt động nuôi trồng thủy sản, thưa quý vị, thành lập năm 1971 - thời kỳ các mô hình hợp tác xã, nông trường đang nở rộ ở miền Bắc, Nông trường Bạch Long, xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định là đơn vị chuyên canh cây cói. Tuy nhiên, theo biến động của thị trường, nghề truyền thống dệt chiếu cói không mang lại hiệu quả kinh tế. Nông trường Bạch Long đã chuyển đổi diện tích trồng cói thành các ao, đầm nuôi cá nước ngọt. Hiện Bạch Long có khoảng 170 hộ dân nhận khoán trên 140 ha ao cá quy mô lớn, cung cấp hơn 2.000 tấn cá thương phẩm mỗi năm. Không những vậy, nhiều năm qua, Bạch Long còn trở thành đầu mối cung cấp cá trắm đen lớn nhất miền Bắc. Các hộ dân cũng đang chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng khoa học, kỹ thuật để nuôi cá nước ngọt quy mô lớn.

  • Huyện có hơn 1.000 lồng cá lòng hồ

Với lợi thế hơn 7.000ha mặt nước hồ thủy điện, những năm qua, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển nuôi, trồng thủy sản khu vực lòng hồ nhằm góp phần tạo công ăn việc làm, giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Theo Phòng NN-PTNT huyện Đà Bắc, từ chỗ số lượng hộ, lồng nuôi chỉ đếm trên đầu ngón tay, đến nay, toàn huyện có hơn 1.000 lồng nuôi cá, sản lượng trung bình hằng năm trên 1.000 tấn. Để giữ vững được thương hiệu “cá sông Đà - Hòa Bình”, gia tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các hộ đã đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, áp dụng quy trình nuôi tiên tiến, hình thành các chuỗi liên kết, gắn hoạt động sản xuất với phát triển du lịch.

  • Thay thế con tôm thẻ chân trắng ở vùng triều

Còn ở các tỉnh phía Nam, trước thực trạng nhiều ao nuôi tôm ở vùng triều bị bỏ hoang do sản xuất thua lỗ, từ tháng 5 đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ vật tư, con giống cá dìa, cua, tôm sú và cây đước để các nông hộ trên địa bàn thôn Diêm Điền và Long Thạnh, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành nuôi thủy sản sinh thái ở rừng đước ngập mặn với diện tích 2ha, thay thế cho nuôi tôm thẻ chân trắng trước đây. Về kết quả mô hình, ông Nguyễn Thành Sinh - thôn Diêm Điền - nhóm trưởng của 4 nông hộ tham gia cho biết, mô hình đem lại tổng doanh thu 345 triệu đồng, trừ chi phí nông hộ đối ứng, thu lãi trên 260 triệu đồng. Theo ông Sinh, mỗi hộ lãi 65,5 triệu đồng sau 5 tháng nuôi thủy sản sinh thái là thành quả kinh tế đáng mừng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 8/11/2023: Ngư dân cùng bảo vệ đa dạng sinh học biển

Phát huy nguồn lực ngư dân trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học biển; An toàn tàu cá trong mùa mưa bão; Nông trường cói trở thành thủ phủ cá trắm đen lớn nhất miền Bắc; Huyện có hơn 1.000 lồng cá lòng hồ; Thay thế con tôm thẻ chân trắng ở vùng triều.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/5/2024: Sớm ban hành đề án về thị trường carbon
Thời sự

Sớm ban hành đề án về thị trường carbon; Cháy lớn gây thiệt hại hơn 10ha rừng phòng hộ ven biển; Xã hội hóa trồng rừng: Thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp.

Bản tin Lâm nghiệp ngày 6/5/2024: Sớm ban hành đề án về thị trường carbon
Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây
Thời sự

Hoàn thành việc vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây; Việt Nam vươn lên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào Singapore; Biện pháp chống nóng cho tôm.

Bản tin Thủy sản ngày 6/5/2024: Vớt khoảng 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây