Đưa tri thức về làng để xây dựng cộng đồng nông thôn bền vững

Đưa tri thức về làng để xây dựng cộng đồng nông thôn bền vững; Nhiều nhà vườn ở ‘thủ phủ điều’ đối mặt nguy cơ mất mùa; Ngư dân Quảng Nam trúng mùa cá cơm.

Quỳnh Anh  | 10:15 24/02/2025

Đưa tri thức về làng để xây dựng cộng đồng nông thôn bền vững

Tự động

Đưa tri thức về làng để xây dựng cộng đồng nông thôn bền vững

SỐ  – 7– 2025

Kịch bản; Dựng; Biên tập: Xuân Hào, Quỳnh Anh

Kỹ thuật: : Bình Thành – DũngSEO

Đồ họa: Khánh Thiện

MC1: Tùng Sơn

MC2: Anh Quỳnh

Nhạc hiệu (25 giây)

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã đến với bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Đưa tri thức về làng để xây dựng cộng đồng nông thôn bền vững
  • Nông sản, thực phẩm Việt Nam nhận 12 cảnh báo từ EU
  • Nhiều nhà vườn ở ‘thủ phủ điều’ đối mặt nguy cơ mất mùa
  • Tình trạng vi phạm phạm vi công trình thủy lợi phổ biến tại Tiền Giang
  • Tăng cường quản lý, ngăn chặn vi phạm phá rừng
  • Ngành gỗ Đồng Nai phấn đấu xuất khẩu 2 tỷ USD trong năm 2025
  • Thận trọng trong khâu lựa chọn con giống khi tái đàn
  • Ngư dân Quảng Nam trúng lớn mùa cá cơm

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Đưa tri thức về làng để xây dựng cộng đồng nông thôn bền vững

Thưa quý vị bà bà con, trong tuần qua, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến góp ý định hướng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026-2030. Thông tin tại Hội nghị cho biết, đến tháng 1/2025, cả nước đã có 6.250 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tương đương 78%  và đạt 97,5% mục tiêu của giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt, đã có 23 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn, trong đó 15 địa phương có 100% huyện đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 có những đóng góp quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhât định cần tháo gỡ. Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Nông sản, thực phẩm Việt Nam nhận 12 cảnh báo từ EU

Văn phòng SPS Việt Nam thông tin, chỉ trong vòng hơn 40 ngày đầu năm nay, Liên minh châu Âu (EU) gửi tới 12 cảnh báo do các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam vi phạm các quy định an toàn thực phẩm của thị trường này. Trong đó, có 3 cảnh báo liên quan đến trái thanh long, do dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép. Hiện nay thanh long Việt Nam đang bị EU áp tần suất kiểm tra 30% tại cửa khẩu, kèm theo đó các lô hàng xuất khẩu phải có giấy chứng thư kết quả phân tích dư lượng thuốc trừ sâu. Thời gian tới, nếu không kiểm soát tốt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định, EU tiếp tục phát hiện thêm các vi phạm thì trái thanh long có nguy cơ bị tăng tần suất kiểm tra lên 50%.

  • Nhiều nhà vườn ở ‘thủ phủ điều’ đối mặt nguy cơ mất mùa

Hiện nay, nhiều nhà vườn tại “thủ phủ điều” Bình Phước đang trong thời kỳ ra bông, đậu trái và nuôi trái. Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán, thời tiết bất lợi và sâu bệnh “tấn công” khiến nhiều nhà vườn đối mặt với nguy cơ mất mùa. Ngành nông nghiệp địa phương cho biết hiện nay, sâu bệnh hại chủ yếu do bọ xít muỗi, rầy mềm, bọ trĩ, sâu đục trái, bệnh thán thư. Để hạn chế hiện tượng khô bông rụng trái non, bà con cần thường xuyên thăm vườn, điều tra phát hiện đúng đối tượng sâu bệnh hại để phòng trừ hiệu quả. Thực hiện các biện pháp phòng là chính; hoặc sau khi phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại đang ở mức độ thấp, việc phun thuốc nên tiến hành đồng loạt và phun ít nhất 2-3 lần trong thời kỳ bông, đậu trái. Ngoài ra thời điểm này nắng gắt, khả năng cháy rất cao, bà con không nên đốt lá, hun khói, chú ý đến việc cháy lan trên vườn điều.

  • Tình trạng vi phạm phạm vi công trình thủy lợi phổ biến tại Tiền Giang

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, đến nay, hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh tương đối hoàn chỉnh, hệ thống công trình thủy lợi cơ bản đảm bảo ngăn được lũ, triều cường và kiểm soát được xâm nhập mặn. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều vẫn còn xảy ra phổ biến. Từ tháng 1/2022 đến hết tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra hơn 400 vụ vi phạm đến phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều. Mặc dù, các ngành chuyên môn và chính quyền các cấp đã kịp thời phát hiện và xử lý, nhưng công tác xử lý đạt hiệu quả chưa cao. Còn nhiều trường hợp vi phạm đã được lập biên bản nhưng chưa được xử lý.

  • Tăng cường quản lý, ngăn chặn vi phạm phá rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng; ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm, phá rừng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, từ đầu năm 2025 đến nay, tình trạng cháy rừng liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh với diễn biến phức tạp, diện tích cháy lớn, khó kiểm soát. Dự báo thời gian tới còn tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra phá rừng, cháy rừng. Để chủ động bảo vệ rừng, Chủ tịch UBND tỉnh tỉnh Bắc Giang yêu cầu thủ trưởng các cơ quan đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghiêm túc các văn bản của Trung ương, của tỉnh đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền trong công tác bảo vệ rừng.

  • Ngành gỗ Đồng Nai phấn đấu xuất khẩu 2 tỷ USD trong năm 2025

Là địa phương có giá trị xuất khẩu ngành gỗ lớn thứ 2 cả nước sau Bình Dương, ngành gỗ tỉnh Đồng Nai đã và đang thực hiện nhiều dự án về gỗ kỹ thuật, xác định xu hướng phát triển bền vững trong ngành gỗ và tiềm năng thị trường cho sản phẩm gỗ kỹ thuật trong tương lai. Địa phương này đạt mục tiêu giá trị xuất khẩu gỗ đạt 2 tỷ USD trong năm 2025. Theo số liệu của Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh này có khoảng 1.000 doanh nghiệp chế biến gỗ, chiếm 30% của toàn vùng Đông Nam Bộ. Trong tổng số các cơ sở chế biến gỗ, Đồng Nai có trên 200 doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tỉnh Đồng Nai bình quân hằng năm chiếm 12 - 14% cả nước.

  • Thận trọng trong khâu lựa chọn con giống khi tái đàn

Những năm trước, sau Tết Nguyên đán, giá lợn hơi trên thị trường thường trở lại mức ổn định. Nhưng năm nay, vẫn tiếp tục tăng và đang dao động ở mức 69-71.000 đồng/kg. Đây được xem là mức giá cao nhất từ năm 2023 đến nay. Tại Gia Lai, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, thời gian qua giá lợn hơi trên thị trường duy trì ổn định ở mức cao đã giúp người chăn nuôi có lợi nhuận. Tuy nhiên khi tái đàn, người chăn nuôi cần cẩn trọng chọn mua con giống ở những cơ sở an toàn sinh học, uy tín và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh bị thiệt hại do dịch bệnh. Về lâu dài, để phát triển bền vững, người chăn nuôi cần đầu tư theo hướng an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, phát triển các mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, khép kín.

  • Ngư dân Quảng Nam trúng lớn mùa cá cơm

Những ngày qua, từ sáng sớm đến giữa trưa, nhiều bến cá ở tỉnh Quảng Nam luôn trong không khí nhộn nhịp. Liên tục những chuyến tàu khai thác hải sản của ngư dân địa phương đua nhau cập bến chở theo hàng tấn cá cơm. Phía trên bờ, nhiều lao động được thuê bốc dỡ hải sản đã ứng trực sẵn để vận chuyển, cân cá nhập cho thương lái chở đi tiêu thụ. Theo các chủ tàu, ngư trường khai thác cá cơm thuộc vùng biển Cù Lao Chàm nằm cách bờ khoảng 12 hải lý. Khoảng 10 ngày trở lại đây, thời tiết tương đối thuận lợi, biển êm sóng, cá cơm xuất hiện dày đặc nên hầu hết các tàu đều trúng luồng cá lớn. Năm nay giá các cơm có phần thấp hơn các năm trước. Bù lại sản lượng các tàu đều cao hơn từ 2 – 3 tấn mỗi chuyến nên có lãi lớn.

Nhạc cắt

Thưa quý vị và bà con, đến hết tháng 1 năm nay, cả nước có 6.250 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tương đương 78%. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mớigiai đoạn 2021-2025 có những đóng góp quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn. Tuy nhiên, chương trình vẫn còn một số hạn chế như: Sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, nhiều xã vùng sâu, vùng xa, miền núi vẫn chưa đạt chuẩn, điều kiện hạ tầng còn nhiều khó khăn; chất lượng đạt chuẩn chưa thật sự bền vững, một số địa phương khó khăn trong việc duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí sau khi đạt chuẩn… Do đó, để xây dựng nông thôn mới hiệu quả và bền vững trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ:

Đối thoại

Băng

Tùng Đinh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Đưa tri thức về làng để xây dựng cộng đồng nông thôn bền vững

Đưa tri thức về làng để xây dựng cộng đồng nông thôn bền vững; Nhiều nhà vườn ở ‘thủ phủ điều’ đối mặt nguy cơ mất mùa; Ngư dân Quảng Nam trúng mùa cá cơm.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 24/02/2025: Bắc bộ mưa rét, Nam bộ xâm nhập mặn
Thời sự

Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các tỉnh phía Bắc, khiến nền nhiệt duy trì ở mức thấp, trời rét đậm, vùng núi có nơi rét hại.

Thời tiết nông vụ ngày 24/02/2025: Bắc bộ mưa rét, Nam bộ xâm nhập mặn
Việt Nam - Singapore duy trì tốt mối quan hệ thương mại nông sản
Thời sự

Việt Nam - Singapore duy trì tốt mối quan hệ thương mại nông sản; Không để xảy ra trường hợp người vử vong vì cúm gia cầm.

Việt Nam - Singapore duy trì tốt mối quan hệ thương mại nông sản