Bản tin Thủy sản ngày 8/4/2024: Phần lớn rác thải nhựa từ hoạt động thủy sản

Rác thải nhựa từ hoạt động thủy sản chiếm lượng lớn; Nguyên nhân hơn 300 tấn cá nuôi lồng tại Hải Dương bị chết; Cá sông Đà giúp người dân xóa đói, giảm nghèo.

Quỳnh Anh  | 

Bản tin Thủy sản ngày 8/4/2024: Phần lớn rác thải nhựa từ hoạt động thủy sản

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 8/4/2024: Phần lớn rác thải nhựa từ hoạt động thủy sản

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Rác thải nhựa từ hoạt động thủy sản chiếm lượng lớn

Thưa quý vị và bà con, Theo thông tin từ “Diễn đàn thường niên về rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản năm 2024” vừa diễn ra, tại Việt Nam, ước tính lượng rác thải nhựa ra đại dương hằng năm là từ 0,28 - 0,73 triệu tấn. Hiện nay 25/34 bãi biển đang bị ô nhiễm nhựa. Số lượng và khối lượng rác thải nhựa trung bình tại các bãi biển khu vực phía Nam đều cao hơn đáng kể so với tại khu vực miền Trung và phía Bắc. Tỷ lệ rác nhựa thủy sản có xu hướng giảm trong tổng rác thải nhựa trên bãi biển. Tuy nhiên, các loại rác thải nhựa có nguồn gốc từ hoạt động thủy sản vẫn chiếm ưu thế trong tổng số rác thải nhựa trên các bãi biển, chiếm 47% về số lượng và 46% về khối lượng.

  • Nguyên nhân hơn 300 tấn cá nuôi lồng tại Hải Dương bị chết

Liên quan đến hiện tượng cá lồng chết bất thường tại Hải Dương trong tuần qua, ngày 05/4 Cục Thủy sản vàviện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Ithuộc Bộ NN-PTNT đã về địa phương kiểm tra nhanh hiện tượng cá chết. Đoàn công tác đã lấy các mẫu nước trong lồng cá, lấy mẫu nước ở sông để kiểm tra. Kiểm tra nhanh tại vị trí có nhiều cá chết cho thấy, nồng độ oxy hòa tan trong nước rất thấp, nồng độ khí độc cao dẫn tới cá thiếu oxy. Theo nhận định, vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường lồng nuôi với mật độ cao, các con yếu sẽ bị chết rải rác. Theo thống kê chưa đầy đủ của sở NN & PTNT tỉnh Hải Dương đến ngày 5/4, toàn tỉnh đã có khoảng 300 tấn cá nuôi lồng bị chết.

  • Mở rộng nuôi trồng thủy sản ở cả nước mặn, lợ và ngọt

Trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Để bù đắp sản lượng hải sản trong điều kiện khai thác được dự báo ngày càng khó khăn, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi trồng ở cả 3 loại hình: nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Theo đó, người dân đã đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác hiệu quả diện tích mặt nước khu vực cửa lạch, đảo, hồ thủy điện, thủy lợi. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành vùng nuôi cá lồng với khoảng 6.000 lồng nuôi. Trong đó, nuôi biển khoảng 3.900 lồng và nuôi nước ngọt 2.100 lồng, sản lượng hằng năm đạt hơn 2.000 tấn. Cùng với đó, Thanh Hóa luôn duy trì ổn định diện tích nuôi ngao 1.000ha, nuôi tôm 4.100ha. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng đáng kể nhờ việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất.

  • Cá sông Đà giúp người dân xóa đói, giảm nghèo

Cũng liên quan tới hoạt động nuôi cá lồng, Xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình có 5/7 xóm tiếp giáp vùng lòng hồ Sông Đà. Khai thác tiềm năng về nguồn thủy sản phong phú, đa dạng, cấp ủy, chính quyền xã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển nghề nuôi cá lồng. Toàn xã hiện có trên 300 hộ nuôi thủy sản, trong đó 10 hộ nuôi cá lồng quy mô lớn, sản xuất tập trung. Một số giống cá chủ lực được nuôi rộng rãi và thị trường ưa chuộng như: trắm cỏ, rô phi, lăng đen… Cuối năm 2023, các sản phẩm cá lăng đen, trắm đen và cá ngạnh của xã Tiền Phong được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Những sản vật quý được nuôi dưỡng trên dòng sông Đà đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp người dân xóa đói, giảm nghèo.

  • Nuôi nghêu thương phẩm vùng bãi triều cho lợi nhuận từ 200-300 triệu đồng/ha

Còn tại Kiên Giang, Mô hình nuôi nghêu thương phẩm vùng bãi triều được Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang phối hợp với chính quyền xã Thuận Yên, TP Hà Tiên triển khai tại Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du lịch ấp Hòa Phầu, trên diện tích 2ha. Trước khi thả giống, các hộ nuôi nghêu ở đây được tham gia tập huấn quy trình kỹ thuật nhằm trang bị kiến thức phục vụ cho quá trình nuôi. Điều đặc biệt ở mô hình nuôi nghêu vùng bãi triều là chỉ cần đầu tư chi phí thả giống và công tác quản lý tốt, không phải cung cấp thức ăn. Sau khoảng 8 tháng nuôi bắt đầu cho thu hoạch, nếu điều kiện thuận lợi năng suất nghêu có thể đạt từ 18-20 tấn/ha, lợi nhuận thu được từ 200 - 300 triệu đồng/ha.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 8/4/2024: Phần lớn rác thải nhựa từ hoạt động thủy sản

Rác thải nhựa từ hoạt động thủy sản chiếm lượng lớn; Nguyên nhân hơn 300 tấn cá nuôi lồng tại Hải Dương bị chết; Cá sông Đà giúp người dân xóa đói, giảm nghèo.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời sự

Hôm nay, Bắc bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15 - 30mm, cần đề phòng thời tiết cực đoan do mưa dông.

Thời tiết nông vụ ngày 2/5/2024: Bắc bộ duy trì hình thái mát mẻ, dễ chịu
Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt
Thời sự

Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, từ hôm nay (1/5), nắng nóng ở Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chấm dứt và dịu dần ở khu vực Quảng Bình - Quảng Trị.

Thời tiết nông vụ ngày 1/5/2024: Nắng nóng ở Bắc Bộ chấm dứt