Bản tin Thủy sản ngày 9/11/2023: Phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam

Tìm giải pháp phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam; Đang xác minh thông tin 'Trung Quốc dừng nhập khẩu tôm hùm bông'; Lồng bằng nhựa HDPE vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường; Xây dựng thương hiệu cá lồng Duy Ninh ven sông Kiến Giang; Ngư dân Hà Tĩnh thu hơn 1.000 tỷ đồng từ vụ cá Nam.

Quỳnh Anh  | 12:01 09/11/2023

Bản tin Thủy sản ngày 9/11/2023: Phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 9/11/2023: Phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Tìm giải pháp phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam

Thưa quý vị và bà con, trước bối cảnh nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm, phát triểnnuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã được Bộ Bộ NN-PTNT đặt ra. Trên tinh thần đó, ngày 15/11 tới đây, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với các đơn vị gồm Cục Thủy sản, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Cục Thú y, Văn phòng Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn “Thực trạng cung ứng con giống, thức ăn, vật tư nuôi biển; truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giải pháp phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam”. Diễn đàn sẽ là cầu nối để các bên liên quan cùng nhau đánh giá, nhìn nhận thực trạng tổng quan của nuôi biển hiện nay, từ đó nhằm đề xuất, kiến nghị các giải pháp phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam.

  • Đang xác minh thông tin 'Trung Quốc dừng nhập khẩu tôm hùm bông'

Thông tin về hoạt động xuất khẩu, thưa quý vị, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường - Bộ NN&PTNT cho biết đã nhận được phản ánh từ một số cơ sở xuất khẩu tôm hùm và Hội Nghề cá tỉnh tỉnh Phú Yên về việc Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu tôm hùm bông sống của Việt Nam mà không rõ lý do. Để xác minh thông tin và kịp thời tháo gỡ các vướng mắc liên quan, Cục đã có văn bản gửi Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc đề nghị bố trí làm việc trực tiếp với Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật bên bạn. Ngoài ra, Cục còn có văn bản gửi Cục Hải quan Nam Ninh, Trung Quốc đề nghị chỉ đạo Hải quan cửa khẩu Đông Hưng tháo gỡ các vướng mắc liên quan, tạo điều kiện cho xuất khẩu thuỷ sản sống của Việt Nam vào Trung Quốc, trong đó có tôm hùm bông. Tuy nhiên, đến nay Tổng cục Hải quan Trung Quốc chưa thu xếp làm việc như đề xuất của phía Việt Nam. Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường sẽ tiếp tục phối hợp với Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc để thúc đẩy phía bạn sớm bố trí buổi làm việc trực tiếp.

  • Lồng bằng nhựa HDPE vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường

Trở lại với những thông tin về hoạt động nôi trồng thủy sản trong nước, để tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, hiện, bà con nuôi trồng thủy sản tại khu vực biển An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đang chuyển hướng từ việc sử dụng bè cá truyền thống làm bằng gỗ lắp ghép sang lồng nuôi bằng nhựa HDPE. Theo bà con, lồng nuôi bằng nhựa HDPE có độ bền trên 20 năm, chịu sóng gió tốt, có tính đàn hồi cao, chịu lực uốn. Lồng nuôi này cũng cho phép điều chỉnh kích cỡ theo nhu cầu sử dụng. Chi phí làm lồng ban đầu cao hơn so với lồng bè gỗ thủ công nhưng tuổi thọ sử dụng gấp 7 lần. Ngoài ra, lồng HDPE cho phép người nuôi có thể di chuyển, kéo từ chỗ này sang chỗ khác để tránh bão.

  • Xây dựng thương hiệu cá lồng Duy Ninh ven sông Kiến Giang

Những năm gần đây, Hội Nông dân xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá lồng ven sông Kiến Giang. Đoạn sông này là nơi giao thoa gữa hai dòng Kiến Giang và Long Đại để hợp nhất tạo thành dòng Nhật Lệ đổ ra biển. Đến nay, đã có 22 hộ dân nuôi với hơn 60 lồng cá ở ngã ba sông này. Bà con nuôi chủ yếu các loại cá đặc sản như chẽm, cá dìa… đang được khách hàng ưa chuộng và giá bán khá cao. Hiện, Hội nông dân xã đang hỗ trợ bà con xây dựng thương hiệu cá lồng Duy Ninh và đưa vào đề án sản phẩm OCOP nhằm nâng cao chất lượng, tiếp cận gần hơn với khách hàng, tạo đột phá trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ.

  • Ngư dân Hà Tĩnh thu hơn 1.000 tỷ đồng từ vụ cá Nam

Thưa bà con, vụ cá Nam diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9, là một trong những vụ đánh bắt chính của ngư dân Hà Tĩnh. Theo ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, vụ cá Nam năm nay, ngoài 4 cơn bão và các đợt áp thấp ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động khai thác trên biển, thời gian còn lại thời tiết tương đối thuận lợi, tạo điều kiện cho ngư dân các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh vươn khơi bám biển. Sản lượng khai thác vụ cá Nam năm nay của tỉnh ước đạt hơn 22.500 tấn, trị giá thu về khoảng hơn 1.100 tỷ đồng, tăng gần 3% so với cùng kỳ vụ cá Nam năm ngoái.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 9/11/2023: Phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam

Tìm giải pháp phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam; Đang xác minh thông tin 'Trung Quốc dừng nhập khẩu tôm hùm bông'; Lồng bằng nhựa HDPE vừa tăng hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường; Xây dựng thương hiệu cá lồng Duy Ninh ven sông Kiến Giang; Ngư dân Hà Tĩnh thu hơn 1.000 tỷ đồng từ vụ cá Nam.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời sự

Lưu ý trong xây dựng cơ sở chế biến rau quả; Hơn 2.000 Hợp tác xã có sản phẩm OCOP; Chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ cháy rừng tại Sóc Sơn.

Cần 'tinh tế' trong lựa chọn công nghệ chế biến rau quả
Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'
Thời sự

Không khí lạnh tăng cường mang theo rét buốt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm nay 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 13/12/2024: Bắc bộ chìm trong rét 'ngọt'