Bản tin Thủy sản ngày 9/7/2024: Hơn 10 ha tôm Hà Tĩnh nhiễm bệnh đốm trắng

Hơn 10 ha tôm Hà Tĩnh nhiễm bệnh đốm trắng; Xuất khẩu cá tra sang EU tăng trưởng không ổn định; Xã thu 240 tỷ đồng từ tôm hùm, cá biển.

Quỳnh Anh  | 11:57 09/07/2024

Bản tin Thủy sản ngày 9/7/2024: Hơn 10 ha tôm Hà Tĩnh nhiễm bệnh đốm trắng

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 9/7/2024: Hơn 10 ha tôm Hà Tĩnh nhiễm bệnh đốm trắng

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại cùng Nông nghiệp Radio với những tin tức trong lĩnh vực Thủy sản.

  • Xuất khẩu cá tra sang EU tăng trưởng không ổn định

Thưa quý vị và bà con, Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, lũy kế xuất khẩu cá tra sang thị trường EU tính đến ngày 15/6, đạt 77 triệu USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2023. EU là 1 trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm nay, thị trường này liên tục tăng giảm thất thường nhu cầu nhập khẩu cá tra. Sau khi tăng nhập khẩu 20% cá tra từ Việt Nam trong tháng 1, EU ngay lập tức giảm nhập khẩu trong 2 tháng sau đó. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường EU không ổn định, tuy nhiên, nhìn chung lũy kế xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm nay vẫn tăng trưởng ấn tượng, do EU tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

  • Hơn 10 ha tôm tại Hà Tĩnh nhiễm bệnh đốm trắng

Về hoạt động nuôi trồng thủy sản, từ đầu tháng 6 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện nhiều đợt nắng nóng gay gắt kéo dài khiến cho môi trường tại các vùng nuôi tôm thẻ chân ở các huyện Lộc Hà, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh biến đổi đột ngột.  Hình thái thời tiết bất lợi kết hợp mầm bệnh tồn dư trên ao hồ đã làm 10 ha tôm của một số hộ nhiễm bệnh đốm trắng. Theo dự báo, thời gian tới nắng nóng tiếp tục tiếp diễn, do đó ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo các hộ nuôi tôm theo dõi chặt chẽ khả năng sinh trưởng phát triển của tôm, phát hiện sớm dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Xã thu 240 tỷ đồng từ tôm hùm, cá biển

Với đối tượng nuôi là thủy sản lồng, bè, Xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên nằm giữa đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài. Tận dụng lợi thế mặt nước đầm, vịnh kín gió, người dân trong vùng phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản, làm kế sinh nhai. Hiện tại, toàn xã có gần 900 bè nuôi trồng thủy sản các loại; trong đó có gần 12.300 lồng nuôi trong khu vực đầm Cù Mông và hơn 950 lồng nuôi ở khu vực vịnh Xuân Đài. Trong 6 tháng đầu năm nay, địa phương xuất bán khoảng 6.000 lồng với hơn 240 tấn tôm hùm thương phẩm và 6,7 tấn cá các loại với tổng số tiền hơn 240 tỷ đồng, dẫn đầu cả nước. Nhờ nuôi tôm hùm và cá các loại có giá trị kinh tế cao, thu nhập ổn định, đời sống người dân nơi đây nâng lên rõ rệt, hộ nghèo trong xã cuối năm 2023 giảm còn 1,88%.

  • Phú Thọ tập trung phát triển thủy sản bản địa giá trị kinh tế cao

Ở các tỉnh miền Bắc, Phú Thọ là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển thủy sản, tỉnh đã có các cơ chế, chính sách hỗ trợ về giống, hạ tầng, công tác khuyến ngư, vay vốn tín dụng, cho thuê mặt nước để khuyến khích người dân phát triển thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, gia tăng giá trị. Nhờ đó, ngành Thủy sản địa phương đã có bước phát triển vượt bậc, hình thành nhiều mô hình nuôi thâm canh cho năng suất, hiệu quả cao, đóng góp vào tăng trưởng chung của ngành Nông nghiệp tỉnh. Chi cục Thủy sản Phú Thọ cho biết, thời gian tới, địa phương sẽ mở rộng diện tích nuôi các đối tượng thủy sản đặc sản, bản địa có giá trị kinh tế cao, nâng tỷ lệ giống có giá trị kinh tế cao từ 60% lên 70%. Phấn đấu tổng sản lượng thủy sản năm 2024 đạt trên 46.000 tấn.

  • Nông dân làm giàu từ nghề nuôi sò huyết bãi bồi

Còn với các loại nhuyễn thể, Hai huyện An Biên và An Minh, tỉnh Kiên Giang có chiều dài bờ biển trên 21km với hơn 7.300ha mặt nước đất bãi bồi. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, địa phương đã tập trung chuyển đổi ngành nghề, phát triển nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Trong đó, sò huyết là loại dễ nuôi, tốn ít công chăm sóc. Mỗi vụ sò từ khi thả giống đến thu hoạch kéo dài khoảng một năm. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển, trong đó có mô hình nuôi sò huyết trên mặt nước bãi bồi ven biển, bà con địa phương đã đạt hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, diện tích nuôi sò huyết bãi bồi toàn tỉnh đạt hơn 7.000 ha, tổng sản lượng hơn 19.000 tấn, năng suất bình quân hơn 2,5 tấn/ha, lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi vụ.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc phần tin tức trong lĩnh vực Thủy sản của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bản tin Thủy sản ngày 9/7/2024: Hơn 10 ha tôm Hà Tĩnh nhiễm bệnh đốm trắng

Hơn 10 ha tôm Hà Tĩnh nhiễm bệnh đốm trắng; Xuất khẩu cá tra sang EU tăng trưởng không ổn định; Xã thu 240 tỷ đồng từ tôm hùm, cá biển.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời sự

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc
Thời sự

Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống các tỉnh Bắc bộ, Trung bộ và khuếch tán yếu xuống Nam bộ.

Thời tiết nông vụ ngày 20/12/2024: Không khí lạnh tiếp tục tăng cường xuống miền Bắc