Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.
Quỳnh Anh | 12:06 20/12/2024
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 20/12 sẽ có những nội dung chính sau: Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.
Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)
Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 20/12/2024 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.
Logo Nong nghiệp 24h
Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.
-
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả trong chương trình IPHM”. IPHM là tên viết tắt của Chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp. Để triển khai chương trình, Bộ NN-PTNT đã tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động IPHM” từ FAO, triển khai tại Việt Nam từ năm 2021. Trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm, đến nay, Cục BVTV đã đào tạo được hơn 750 giảng viên IPHM. Xây dựng và ban hành 2 cuốn tài liệu, ban hành Khung chương trình TOT và FFS-IPHM, xây dựng các mô hình tại 4 tỉnh thành trên cả nước… Cụ thể hơn về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.
- Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024
Theo thông tin tại Hội nghị Tổng kết công tác ngành Kiểm ngư năm 2024, triển khai kế hoạch công tác năm 2025 mới đây, trong năm nay, lực lượng kiểm ngư cấp vùng đã trực tiếp tổ chức 21 chuyến tuần tra, phát hiện 130 lượt tàu vi phạm, trong đó có 20 tàu cá nước ngoài. Cùng với đó, các lực lượng kiểm ngư địa phương đã tổ chức hơn 380 chuyến tuần tra, kiểm tra hơn 6.600 tàu cá, phát hiện 720 tàu cá vi phạm về pháp luật trên biển. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, công tác chống khai thác IUU, ngành Kiểm ngư đã có những bước đi thực chất và sâu sát hơn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt, đã có 31 vụ vi phạm được xử lý lưu động, tại chỗ, giúp hạn chế tối đa các đường dây móc nối đưa tàu cá đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài. Tàu cá "3 không" giảm mạnh từ hơn 17.000 chiếc xuống còn hơn 1.600 chiếc và sẽ tiếp tục giảm.
- Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích
Trong năm 2024, toàn tỉnh Đắk Nông xảy ra hơn 300 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp. Trong đó, gần 200 vụ phá rừng với diện tích thiệt hại trên 40ha, diện tích phá rừng tăng gần 40% về số vụ và 15,5ha so với năm 2023. Sở NN-PTNT Đắk Nông cho biết, diện tích phá rừng tăng là do nhiều diện tích rừng nằm xen kẽ với nương rẫy, người dân chặt phá, lấn chiếm đất lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp. Một số khu vực rừng có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn nên công tác quản lý, bảo vệ còn hạn chế. Ngoài ra, trong năm nay tình trạng phá rừng tăng còn do giá cả các mặt hàng nông sản tăng, kéo theo nhiều người phá rừng, mở rộng diện tích sản xuất.
- Đàn khỉ đổ bộ cắn phá hoa màu của nông dân Quảng Ngãi
Khoảng 1 tuần nay, đàn khỉ với hơn 60 con thường xuất hiện ở xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cắn phá hoa màu như ngô, chuối… khiến người dân lo lắng. Đây không phải lần đầu người dân xã Bình Tân Phú gặp phải tình trạng khỉ xâm lấn các khu vực sản xuất nông nghiệp. UBND xã này cho biết, thời gian qua, do mất môi trường sống tự nhiên và thiếu nguồn thức ăn, đàn khỉ đã về các khu vực gần khu dân cư gây nhiều thiệt hại về sản xuất nông nghiệp của người dân. Nhiều hộ dân quyết định thu hoạch ngô sớm để hạn chế khỉ cắn phá. Địa phương cũng đã nhờ các đơn vị liên quan khảo sát và có biện pháp hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng đàn khỉ cắn phá hoa màu.
- Tiền Giang phát động đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao
Sở NN-PTNT Tiền Giang vừa tổ chức Lễ phát động Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Theo đó, tỉnh Tiền Giang đã đăng ký diện tích thực hiện đề án đến năm 2030 là 29.500ha và triển khai tại 7 huyện, thị, thành phố. Tổng nguồn vốn đề xuất cho toàn dự án trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hơn 480 tỷ đồng. Bên cạnh đó, để thực hiện hiệu quả Đề án, tỉnh đã tổ chức 48 lớp đào tạo, tập huấn cho 1.440 học viên với các nội dung: Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp; quy trình quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn; sản xuất lúa 1 phải 5 giảm, ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ…
Nhạc
Thưa quý vị và bà con, Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả là một vấn đề cấp thiết. Theo kế hoạch hành động của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT, đến năm 2030 sẽ có trên 80% số xã trồng lúa, nhãn, vải, thanh long, cà phê, hồ tiêu, chè có đội ngũ nông dân nòng cốt có hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả Chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM. Nhất là có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM, đánh giá hiệu quả và phổ biến kết quả cho cộng đồng. Qua đó sẽ giảm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật và 30% lượng phân bón hóa học. Để đạt mục tiêu đó, hiện nay, Cục BVTV đã triển khai nhiều giải pháp ứng dụng IPHMở các địa phương trên cả nước, ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật chia sẻ:
Băng:
Quỳnh Anh
Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 20/12/2024.
Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các Đại sứ/Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến Dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Sau đó, Trao đổi với Bộ TN&MT về nội dung giao thoa quản lý đa dạng sinh học trong hệ sinh thái thủy sinh, quản lý khu bảo tồn biển.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam Họp Hội đồng thẩm định Trung ương xét, công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới. Sau đó, Làm việc với Đại sứ quán Canada về hỗ trợ triển khai Đề án 01 triệu ha lúa chất lượng cao.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dự Lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân. Tiếp Ngài Đại sứ Úc tại Việt Nam. Sau đó, trao đổi về tình hình triển khai dự án Hồ chứa nước Bản Mồng.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đi Công tác địa phương
Thứ trưởng Hoàng Trung Nghe báo cáo chuẩn bị Đoàn Công tác. Sau đó, dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch công tác năm 2025 của Cục Bảo vệ thực vật.
Trong khi đó, Thứ trưởng Võ Văn Hưng Xử lý công việc thường xuyên.
Quỳnh Anh
$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt ứng dụng IPHM; Phát hiện 850 lượt tàu vi phạm trong năm 2024; Giá nông sản tăng, người dân phá rừng mở rộng diện tích.
Quỳnh Anh
Tin liên quan
Các chương trình
Khoa học nông nghiệp chỉ có giá trị khi giúp được nông dân; Hơn 37% diện tích gieo cấy đủ nước sau đợt 1 đổ ải; Giá trứng gà thấp, người chăn nuôi lo lắng.
Thời tiết đặc trưng của phương Nam sẽ giúp những vườn cây cảnh tết thêm rực rỡ, bà con cần tưới đủ ẩm để cây nở hoa đúng thời điểm.