Bảo quản chanh dây sau thu hoạch, giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu

Cây chanh dây ở Gia Lai hiện phát triển mạnh cả về diện tích lẫn năng suất nhưng điểm nghẽn trong công nghệ bảo quản sau thu hoạch đang cần nhiều giải pháp tháo gỡ.

Tuấn Anh  | 

Bảo quản chanh dây sau thu hoạch, giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu

Tự động

Bảo quản chanh dây sau thu hoạch, giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu

Nhạc hiệu:

Nhạc nền:

  MC1: Thưa quý vị và bà con! Cây chanh dây ở Gia Lai nói riêng và các tỉnh Tây nguyên nói chung đang ngày càng phát triển mạnh cả về diện tích lẫn năng suất. Từ đó, nhu cầu xuất khẩu chanh dây ra thị trường các nước châu Âu của các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn ngày càng lớn. Tuy nhiên, điểm nghẽn là công nghệ bảo quản sau thu hoạch của chúng ta còn nhiều hạn chế. Thực trạng này đang đặt ra yêu cầu cần có giải pháp công nghệ để bảo quản chanh dây tươi sau thu hoạch, hướng đến xuất khẩu bền vững. Ghi nhận của phóng viên Tuấn Anh

  MC2: Huyện Ia Grai là một trong những địa phương có diện tích trồng chanh dây lớn của tỉnh Gia Lai với hơn 900ha. Ngoài việc mong muốn giá cả ổn định để đảm bảo nguồn thu nhập, người dân trồng chanh dây trên địa bàn huyện Ia Grai còn hy vọng được tiếp cận công nghệ trong sản xuất nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng để hướng đến thị trường xuất khẩu. Muốn vậy, khâu bảo quản chanh dây sau thu hoạch rất quan trọng với người dân trong vùng. Ông Trần Văn Yên, Phó Bí thư thường trực xã Ia Bă (huyện Ia Grai) cho biết:

Băng 2: Phỏng vấn ông Trần Văn Yên, Phó Bí thư thường trực xã Ia Bă (huyện Ia Grai):

Bà con khi mà bảo quản được giá thành sẽ ổn định. Bảo quản được chi phí sẽ xuất khẩu sẽ giảm bớt và giá thành chanh dây ở trong nước và địa phương sẽ tăng lên. Mà cái đó là cái cốt lõi, cái hy vọng để đảm bảo cho bà con sản xuất.

  Dự kiến đến năm 2025, diện tích chanh dây sẽ mở rộng lên đến 25 nghìn ha và trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai. Các sản phẩm chanh dây của Gia Lai đã xuất khẩu được sang nhiều nước trên thế giới.  

  Tuy nhiên, vấn đề bảo quản bảo quản chanh dây lại đang gặp nhiều hạn chế, chỉ được 10 đến 15 ngày nên khó xuất khẩu sang các nước châu Âu. Hiện tại, các doanh nghiệp, HTX xuất khẩu chanh dây tươi sang thị trường châu Âu chủ yếu bằng đường hàng không với chi phí vận chuyển 6-8 USD/kg. Chính vì vậy, giá chanh dây phải đẩy lên cao nên rất khó cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của các nước khác. Việc kéo dài thời gian bảo quản quả tươi sẽ tăng thêm cơ hội mở rộng thị trường cho chanh dây của Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Huỳnh Phú Lâm, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp cây ăn trái Tây Nguyêncho biết:

Băng 1: Phỏng vấn ông Nguyễn Huỳnh Phú Lâm, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp cây ăn trái Tây Nguyên:

Nghiên cứu đề tài làm sao để kéo dài thời gian bảo quản chanh dây để đảm bảo việc chanh dây đi bằng đường biển và nó sẽ có lợi thế nhất định khi mà cạnh tranh với thị trường châu Âu.

  Với ý tưởng và sự tâm huyết đưa sản phẩm chanh dây vươn xa, mới đây HTX Nông nghiệp cây ăn trái Tây Nguyên đã hợp tác với Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Huế triển khai nghiên cứu giải pháp kéo dài thời gian bảo quản chanh dây tươi sau thu hoạch. Bước đầu đã kéo dài thời gian bảo quản trong điều kiện bình thường lên khoảng 20 ngày. Mục tiêu của đề tài là có thể kéo dài thời gian bảo quản lên từ 40 đến 50 ngày. Nếu thành công sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho sản phẩm chanh dây tươi trong tương lai.

  Chia sẻ về việc triển khai nghiên cứu giải pháp kéo dài thời gian bảo quản chanh dây, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Toản, Trưởng khoa Cơ khí và Công nghệ, Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Huế cho biết:

Băng 3: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Toản, Trưởng khoa Cơ khí và Công nghệ, Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Huế:

Do đó, chúng ta cần phải ứng dụng công nghệ để đạt được điều đó. Và khi đề tài nghiên cứu đã thành công thì chúng ta đưa vào áp dụng, có thể xuất khẩu bằng đường biển, lúc đó sản lượng sẽ lớn. Chứ hiện nay chủ yếu đâu đó cũng xuất nhưng chủy yếu xuất bằng đường hàng không, chi phí quá lớn, cho nên chúng ta không thể cạnh tranh được. Đây là triển vọng quá lớn không chỉ cho doanh nghiệp, còn hưởng lợi cả cho người dân.

  MC1: Thưa quý vị và bà con! Giải quyết được vấn đề công nghệ bảo quản sau thu hoạch sẽ duy trì được chất lượng, hạn chế tổn thất và kéo dài độ tươi ngon cho quả chanh dây. Từ đó, góp phần mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm chanh dây của Gia Lai trên thị trường thế giới. Đây cũng là cách để giảm thiểu rủi ro cho nông sản xuất khẩu khi phải phụ thuộc vào một vài thị trường nhất định.

Tuấn Anh

Tự động

Bảo quản chanh dây sau thu hoạch, giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu

Cây chanh dây ở Gia Lai hiện phát triển mạnh cả về diện tích lẫn năng suất nhưng điểm nghẽn trong công nghệ bảo quản sau thu hoạch đang cần nhiều giải pháp tháo gỡ.

Tuấn Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Hortex Vietnam - 'điểm hẹn vàng' của người làm vườn
Kiến thức

Hortex Vietnam 2024 là 'cơ hội vàng' cho doanh nghiệp ngành rau, quả trong nước tiếp cận với khoa học công nghệ, kết nối giao thương và mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu.

Hortex Vietnam - 'điểm hẹn vàng' của người làm vườn
Tìm lại hào quang cho cây có múi Hiếu Liêm
Kiến thức

Sớm nhận thức nhu cầu thực phẩm sạch, nhờ sản xuất theo chuẩn VietGAP và chiến lược truyền thông bài bản, C-Farm đang từng bước tìm lại hào quang cho cây có múi Hiếu Liêm.

Tìm lại hào quang cho cây có múi Hiếu Liêm