Giá chanh dây giảm mạnh khiến nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai hoang mang, thậm chí không buồn thu hoạch, bỏ mặc cho trái rụng đầy vườn. Đã đến lúc doanh nghiệp, người nông dân, hợp tác xã và cơ quan quản lý chuyên ngành cần ngồi lại để kiến tạo một hệ sinh thái phát triển bền vững cho trái chanh dây.
Cấu trúc ngành hàng chanh dây ở Tây Nguyên đang bị rạn nứt
Giá chanh dây giảm mạnh khiến nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai hoang mang, thậm chí không buồn thu hoạch, bỏ mặc cho trái rụng đầy vườn.
Phá vỡ quy hoạch…
Dịch bệnh tràn lan…
Năng lực của các nhà máy chế biến có hạn, trong khi diện tích trồng chanh dây lại tăng trưởng nóng. Cung vượt cầu dẫn đến tiêu thụ khó khăn, nông dân để trái rụng đầy vườn.
Đã đến lúc, doanh nghiệp – người nông dân – hợp tác xã và cơ quan quản lý chuyên ngành cần ngồi lại để kiến tạo một hệ sinh thái phát triển bền vững cho trái chanh dây.
Tại một số huyện Chư Păh, Đăk Đoa, Mang Yang, Ia Grai của tỉnh Gia Lai, chưa khi nào người trồng chanh dậy lại “ngậm trái đắng” như lúc này.
“Càng giữ giá chanh dây càng giảm” đó là tình cảnh của hộ gia đình bà Khổng Thị Là ((làng Bui, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) đã có nhiều năm trồng chanh dây.
Mỗi lần ra vườn, nhìn thấy những quả chanh dây rụng trắng vườn khiến bà Là không khỏi xót xa.
Phỏng vấn
Bà KHỔNG THỊ LÀ
Xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
Làm cây chanh dây thứ nhất là nó rẻ, thứ hai là nó bệnh nhiều. Nó không có lợi nhuận giờ là phá đi không muốn làm nữa.
Hiện tại, giá chanh dây đang ở mức 5.000 đồng/kg và vẫn tiếp tục đà giảm. Nhiều nông dân đã không còn đủ kiên nhẫn nên đành chấp nhận bán tháo để chuyển đổi sang trồng cây khác.
Theo các chuyên gia, việc giá chanh dây giảm sâu là do người dân không trồng theo theo quy hoạch, dẫn đến diện tích chanh dây tăng nhanh trong một khoảng thời gian ngắn, sản lượng bị dư thừa.
Phỏng vấn
Bà LÊ THỊ HÒA
Xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
Thời gian gần đây chanh dây nó rớt giá cộng với lại bệnh dịch nữa. Chanh trồng xuống nó không phát triển được gia đình phải bỏ đi để trồng loại cây khác.
Đáng nghiêm trọng hơn đó là việc thả nổi cây giống, thiếu sự quản lý dẫn đến việc người dân nhập cây giống kém chất lượng, dễ nhiễm nhiều loại sâu bệnh, cộng với chế độ bón phân không hợp lý, làm đất chai sạn, quả mẫu mã quả xấu, không thể đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu quả tươi, nên giá trị không cao.
Tính liên kết giữa người sản xuất và tiêu thụ và chế biến chanh leo thời gian qua bộc lộ rõ sự lỏng lẻo trong chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và người dân. Khi giá lên cao thì người dân không bán cho doanh nghiệp còn lúc giá thấp, thị trường tiêu thụ kém thì doanh nghiệp lại không thu mua.
Phỏng vấn
Ông HOÀNG TRUNG
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thì chúng ta biết là trong trồng trọt thì khâu giống là khâu vô cùng quan trọng, do vậy Bộ cũng đã có những chỉ đạo và định hướng rằng là làm sao đó chúng ta chọn tạo được những bộ giống phù hợp với tình hính thời tiết ở các vùng đối với cây chanh leo này để đảm bảo được rằng là khi chúng ta có cái bộ giống tốt sẽ tạo được vùng trồng có chất lượng cao mẫu mã quả đồng đều, thời gian thu hoạch nó cũng rất tập trung.
Ghi nhận tại các nhà máy chế chanh dây những ngày này tại các kho vẫn còn tồn số lượng lớn chanh dây chưa được chế biến.
Trong khi đó tại thị trường xuất khẩu Châu Âu, giá chanh dây vẫn được thu mua ổn định với giá cao (là khoảng 40.000 đồng/kg). Tuy nhiên, phân khúc này rất ít, chỉ khoảng 10%.
Nhận định 3 tháng cuối năm và đến nửa đầu năm 2024 thì giá chanh dây trong nước vẫn được thu mua với giá khoảng 6.000 đồng/kg.
Phỏng vấn
Ông LƯU TRUNG NGHĨA
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai
Cái liên kết giữa người dân và doanh nghiệp nó chưa chặt nên mới dẫn đến là có lúc thì giá nó rất cao có lúc thì nó xuống rất thấp về mặt kỹ thuật thì vó lúc vườn mẫu vườn điểm thì nó rất là đẹp quả rất là đều, tuy nhiên về mặt đại trà thì nó lại không được như vậy.
Chưa lúc nào người trồng chanh dây lại phải loay hoay đi bài toán cho mình như lúc này.
“Nên giữ hay nên chặt bỏ” đó suy nghĩ chung của những hộ trồng chanh dây hiện nay.
Trong khi đó chính quyền địa phương tại đây vẫn tuyên truyền đến người dân là không nên phá bỏ vườn cây và tiếp tục chăm sóc trở lại.
Để cây chanh dây phát triển bền vững thì địa phương cần tổ chức lại sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu giúp người dân vững tin vào sản xuất chanh dây.
Phỏng vấn
Ông LƯU TRUNG NGHĨA
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai
Cái diện tích đem ra trồng, cái thứ hai nữa là không kiểm soát được cây giống, cái thứ ba nữa là không kiểm soát được quy trình kỹ thuật, chúng tôi đã nhận định được và nhìn thấy được các cái khuyết tật này, và cần phải có cái biện phát để phát triển bền bững.
Tại Tây Nguyên, Công ty Cổ phần Chanh Leo Nafoods đi đầu trong việc đầu tư và nghiên cứu ra những loại giống chanh leo phù hợp với thổ nhưỡng nơi đây.
Song song đó, doanh nghiệp tiến hành mua hàng trực tiếp từ vùng trồng về máy với mức bao tiêu tốt trên thị trường.
Trong định hướng phát triển ngay ban đầu, Nafoods đã và đang liên tục đào tạo các cán bộ kỹ thuật viên có chuyên môn cao, họ là cánh tay đắc lực luôn đồng hành với bà con nông dân trong các mùa vụ, từ khâu đo đạc, tìm hiểu kỹ về đất, thổ nhưỡng trong vườn canh tác đến khâu làm vườn với hệ thống tưới tiêu và thoát nước phù hợp và chọn giống tốt.
Phỏng vấn
Ông HỒ HẢI QUÂN
Giám đốc vùng trồng Tây Nguyên, Công ty Cổ phần Nafoods group
Một trong những cái cũng là cơ hội của mình, để giúp cho bà con nông dân những nông hộ mà làm tốt từ thực tiễn và công ty cũng tích lũy nó thành cái quy trình tốt và muôn lan tỏa cái quy trình này.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Nafoods Group đang mở rộng vùng trồng liên kết và cũng mở rộng hệ thống đối tác ba bên: Nafoods - Nông Dân - Đại Lý Được Chỉ Định. Để bà con nông dân ở các khu vực khác xa nhà máy được tiếp cận với Đại Lý Được Chỉ Định uy tín về bao tiêu trong khu vực gần vườn canh tác của họ nhất. Nhờ kiên định với con đường ri êng biệt, Nafoods nhiều năm qua là đối tác chiến lược của các doanh nghiệp đến từ các thị trường khó tính như: Trung Đông, Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn, Úc,…
Phỏng vấn
Anh BÙI VĂN TOẠI
Làng Thông Ngó, xã Ia Kênh, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Đi theo mục tiêu chanh Âu thì nhà máy thu mua 4 đến 5 nghìn còn Âu bây giờ thì 38 đến 48 nghìn đồng một kilogam,
Hiện nay, diện tích trồng chanh dây tại tỉnh Gia Lai là khoảng gần 6.000ha.
Ngành nông nghiệp của tỉnh đang đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích trồng chanh dây đạt khoảng 25.000ha.
Để hiện thực hóa điều này thì ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh sẽ còn rất nhiều việc cần phải làm.
Do đó, Diễn đàn “Nhận diện thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu chanh dây và giải pháp phát triển ngành hàng chanh dây bền vững” do Báo Nông Nghiệp Việt Nam phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai cùng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT; các tỉnh khu vực Tây Nguyên và đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và thương nhân sẽ cùng nhau thảo luận nhằm định hướng để ngành hàng chanh dây phát triển bền vững trong thời gian tới.