Bất cập công trình thủy lợi hàng chục tỷ đồng nhưng vận hành thủ công

Từ khi hoàn thành đến nay, dự án Đê Phổ Minh (TX. Đức Phổ, Quảng Ngãi) vẫn hoạt động rất ì ạch do chưa đấu nối nguồn cấp điện để vận hành cống ngăn mặn.

Lê Khánh  | 

Bất cập công trình thủy lợi hàng chục tỷ đồng nhưng vận hành thủ công

Tự động

Bất cập công trình thủy lợi hàng chục tỷ đồng nhưng phải vận hành thủ công

Thực hiện: Lê Khánh

Nhạc hiệu

Nhạc nền

MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển.

Thưa quý vị và bà con! Dự án Đê Phổ Minh thuộc thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi được Chủ tịch UBND tỉnh này phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 10/2015, với chiều dài tuyến 1.425m, tổng mức đầu tư hơn 72 tỷ đồng. Dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng, giúp chống xâm nhập mặn, giữ ngọt, bảo vệ an toàn các công trình, nhà ở của các hộ dân sinh sống ở khu vực lân cận. Tuy nhiên, từ khi hoàn thành đến nay, do chưa đấu nối nguồn cấp điện để vận hành nên cống ngăn mặn sông Rớ phải tiến hành bằng cách quay thủ công rất ì ạch, khiến cho công tác chủ động ngăn mặn gặp nhiều khó khăn.

MC2: Đê Phổ Minh nối từ phường Phổ Minh đến phường Phổ Vinh, thuộc thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn mặn xâm nhập từ của biển Mỹ Á. Tuyến đê đảm bảo giữ nguồn nước ngọt để sản xuất cho khoảng 20ha nuôi trồng thủy sảnvà trên 100ha đất trồng lúa, hoa màu của bà con địa phương. Theo ông Nguyễn Quốc Phương, cán bộ thủy lợi phường Phổ Minh, thời gian trước, con đê này được đắp bằng đất nên cứ vào mùa mưa bão thường bị xói lở, hư hỏng. Hằng năm, chính quyền địa phương phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng để khắc phục, sữa chữa. Do đó, vào năm 2015, khi tỉnh Quảng Ngãi có chủ trương đầu tư, xây dựng tuyến đê kiên cố, người dân cũng như chính quyền địa phương rất phấn khởi.

Băng 1: Ông Nguyễn Quốc Phương, cán bộ thủy lợi phường Phổ Minh

Khi Đê Phổ Minh được tỉnh đầu tư thì địa phương và nhân dân ở đây rất phấn khởi. Vì nó ngăn được dòng nước xâm nhập mặn và không còn việc bị xói lở vào các mùa mưa lũ gây thất thoát cho các hộ nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản và kinh phí hàng năm để khắc phục sau khi chưa xây dựng đê lớn. Từ khi xây dựng tuyến đê đã giúp người dân ổn định sản xuất nông nghiệp cũng như nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

MC2: Đê Phổ Minh thi công hoàn thành, đưa vào sử dụng vào tháng 9/2021. Theo thiết kế phê duyệt, việc nâng hạ các cửa van để điều tiết nước phục vụ sản xuất tại cống ngăn mặn sông Rớ được vận hành bằng điện. Tuy nhiên, do chưa đấu nối nguồn điện, nên từ khi bàn giao đến nay, địa phương phải dùng sức người để vận hành nâng hạ các cửa van của cống sông Rớ. Việc nâng hạ các cửa van cũng rất khó khăn do một số chi tiết cơ khí trong quá trình lắp đặt bị lỗi và hư hỏng trong quá trình sử dụng.

Theo ông Nguyễn Quốc Phương, cán bộ thủy lợi phường Phổ Minh, do vận hành bằng thủ công rất khó khăn nên mỗi năm chỉ thực hiện nâng hạ các cửa van 2 lần. Mỗi lần như thế, địa phương phải huy động, phối hợp với đoàn thanh niên, lực lượng dân quân, ban chỉ huy quân sự, tổ dân phố cùng xuống bảo dưỡng, bôi dầu mỡ vận hành mới nâng được các cửa van lên.

Băng 2: Ông Nguyễn Quốc Phương, cán bộ thủy lợi phường Phổ Minh

Khi vận hành các cửa van này cứ 1 lần như vậy phải 4 người cùng vào phối hợp sức để kéo lên và thay phiên liên tục, 4 người vào vận hành 1 lượt mệt rồi đến 4 người khác vào thay. Cho nên mỗi lần vận hành các cửa van này phải cần 12 người có sức khỏe mới thực hiện được. Thời gian vận hành hoàn thành nâng các cửa van phát mất hơn 1 tiếng đồng hồ.

MC2: Việc vận hành bằng tay, mất rất nhiều thời gian nên có nhiều thời điểm cống sông Rớ chưa đáp ứng kịp thời mục tiêu ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân. Trước những bất cập này, thời gian qua, người dân và chính quyền phường Phổ Minh đã nhiều lần kiến nghị chủ đầu tư và các cơ quan chức năng liên quan có giải pháp khắc phục. Ông Lê Duy Bảo, Chủ tịch UBND phường Phổ Minh cho biết, sau nhiều lần kiến nghị, vừa qua, lãnh đạo thị xã Đức Phổ đã thành lập đoàn đi kiểm tra thực tế đồng thời chỉ đạo địa phương phối hợp với ngành chức năng khảo sát, dự toán kinh phí để làm tờ trình đề xuất lên UBND thị xã Đức Phổ giải quyết.

Băng 3: Ông Ông Lê Duy Bảo, Chủ tịch UBND phường Phổ Minh

Thị xã đã cho chủ trương đi khảo sát và hứa sẽ phân bổ vốn để kéo lưới điện. Khảo sát thiết kế dây điện bao nhiêu m, bao nhiêu trụ, vận hành…Thứ nhất là để lâu ngày máy móc, các mô tơ như thế nào. Đi kiểm tra xem thử máy có chạy được không rồi trong đó dây đồng hay dây nhôm, hoạt động như thế nào rồi sau đó phải thử, quá trình cũng hơi lâu. Cho nên sắp tới phải kiểm tra hết lại rồi sẽ có khái toán cụ thể rồi làm tờ trình để xin thị xã phân bổ vốn để làm.

MC1: Thưa quý vị và bà con! Cùng với tình hình biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn thường xuyên xảy ra thì vai trò của các công trình thủy lợi ngày càng quan trọng đối với sản xuất. Công trình thủy lợi được xây dựng không chỉ đảm bảo được mục tiêu an toàn mà còn phải phát huy hiệu quả kịp thời trước những biến động của thiên tai. Vì vậy, việc sớm đấu nối nguồn điện trên cống sông rớ để đáp ứng nhu cầu vận hành là yêu cầu cấp thiết. Điều này không chỉ đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân mà còn tránh lãng phí khi các máy móc, thiết bị hư hỏng sau thời gian dài không sử dụng.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi.

MC 1 tin 1

Thưa quý vị và bà con

Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng an toàn công trình thủy lợi trước mùa mưa, lũ năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Đối với các hồ chứa nước vừa và nhỏ được UBND cấp huyện giao cho các hợp tác xã quản lý, vận hành. Tuy nhiên, đội ngũ quản lý, vận hành các công trình thủy lợi thuộc các hợp tác xã hầu hết chưa qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng năng lực liên quan đến quản lý, vận hành công trình thủy lợi. Do đó, Sở NN-PTNT Thừa Thiên-Huế đề nghị Cục Thủy lợi có văn bản hướng dẫn việc giao các đập, hồ chứa nước thủy lợi loại vừa từ các hợp tác xã qua cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên-Huế trực tiếp quản lý, khai thác, vận hành để đảm bảo đúng, đủ năng lực theo quy định.

MC 2:

Theo kết quả rà soát các công trình thủy lợi trên địa bàn của Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa. Toàn tỉnh hiện có hơn 2.500 công trình thủy lợi đầu mối. Hệ thống hạ tầng thủy lợi đã và đang phục vụ tưới, tiêu ổn định cho 310.000 ha đất gieo trồng cây hàng năm. Nhiều năm qua, việc quản lý và vận hành các công trình thủy lợi đều được các đơn vị, địa phương thực hiện tốt, cơ bản bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đa phần công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đều đã được xây dựng lâu năm, không đồng bộ, việc đại tu, sửa chữa lại hạn chế nên nhiều công trình đã xuống cấp, ảnh hưởng đến việc vận hành và cấp nước tưới tiêu cho người dân các địa phương. Toàn tỉnh có 1.286 công trình thủy lợi xuống cấp, hư hỏng. Đặc biệt, có 86 hồ chứa bị hư hỏng nặng, có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa lũ 2024.

MC 1: tin 3

Theo báo cáo của Chi cục thủy lợi tỉnh Thái Bình, từ năm 2019 đến tháng 6 năm 2024 cả tỉnh phát sinh mới 516 vụ vi phạm về lĩnh vực đê điều. Các cơ quan chức năng đã phối hợp với chính quyền địa phương mới xử lý được 267 vụ. Nhưng cả chục năm nay, chính quyền địa phương vẫn không thể xử lý dứt điểm. Thái Bình hiện vẫn còn 249 vụ vi phạm mới phát sinh và 381 vụ vi phạm tồn đọng từ nhiều năm trước đang khó xử lý, bởi hầu hết các bến bãi vật liệu xây dựng tự phát từ khi chưa có Luật Đê điều và dựa trên cơ sở hợp đồng cho thuê đất của chính quyền địa phương.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bất cập công trình thủy lợi hàng chục tỷ đồng nhưng vận hành thủ công

Từ khi hoàn thành đến nay, dự án Đê Phổ Minh (TX. Đức Phổ, Quảng Ngãi) vẫn hoạt động rất ì ạch do chưa đấu nối nguồn cấp điện để vận hành cống ngăn mặn.

Lê Khánh

Tin liên quan

Các chương trình

Khơi thông các nguồn lực quốc tế cho 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Phóng sự

Dù nhận được sự ủng hộ lớn nhưng Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL đang gặp phải một số vướng mắc trong quá trình huy động nguồn lực.

Khơi thông các nguồn lực quốc tế cho 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Có thủy lợi tốt giúp nông dân Tam Nông cải thiện năng suất cây trồng
Phóng sự

Các công trình thủy lợi không chỉ giúp cải thiện năng suất cây trồng mà còn đảm bảo an toàn lương thực và sinh kế cho người dân địa phương.

Có thủy lợi tốt giúp nông dân Tam Nông cải thiện năng suất cây trồng