Bẻ cọc, bẻ luôn liên kết ngành sầu riêng
Chuẩn bị bước vào thời điểm chính vụ thu hoạch sầu riêng cũng là lúc các thương nhân, 'cò' lùng sục để liên hệ chốt vườn. Năm nay lực lượng 'cò' nhiều gấp chục lần những năm trước, có những người vào chốt vườn giá cao hoặc xúi người dân bỏ cọc với doanh nghiệp đến trước, gây mất tính liên kết, dễ dẫn đến nhiều hệ lụy cho ngành sầu riêng.
Minh Quý | 09:39 12/08/2023
Bẻ cọc bẻ luôn liên kết ngành sầu riêng
MC1
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Đầu tư nông nghiệp.
Thưa quý vị và bà con, Đắk Lắk chuẩn bị bước vào thời điểm chính vụ thu hoạch sầu riêng cũng là lúc các thương, cò lùng sục khắp các hang cùng ngõ hẻm để liên hệ chốt vườn. Năm nay lực lượng cò nhiều gấp chục lần những năm trước và đa số những cò này chuyển từ cò đất sang cò sầu. Các có, thương lái vào chốt vườn giá cao hoặc xúi người dân bỏ cọc những doanh nghiệp đến trước gây mất tính liên kết giữa các bên, dễ dẫn đến nhiều hệ lụy cho ngành sầu riêng. Việc bỏ cọc cũng khiến nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng thương mại với đối tác người ngoài không có hàng xuất dẫn đến đền hợp đồng, mất uy tín.
MC2
Là một trong những địa phương có diện tích sầu riêng lớn của tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư M’gar cũng là một trong những nơi thu hoạch sầu riêng đầu tiên. Theo Bà Bùi Thị Thu Phương, Giám đốc HTX HTX Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ bền vững Tấn Khang từ nhiều tháng trước, các cò, thương lái đi từng nhóm đi đến tận vườn của người dân để xem vườn, chốt giá. Giá các cò đưa ra không đồng nhất và giao động từ 75.000-85.000 đồng/kg. Mua theo hình thức xô lùa chứ không phân lựa theo từng nhóm. Các hợp đồng của những cò này cũng không ghi cụ thể thời gian, ràng buộc về thời gian trả vườn.
Bà Bùi Thị Thu Phương, Giám đốc HTX HTX Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ bền vững Tấn Khang, xã Ea Tar, huyện Cư M’gar. (PV1)
Có những thương lái kể cả người Trung Quốcnữa và cò rất là nhiều từ cò đất chuyển sang cò sầu luôn về đây thổi giá lên từ 75-85 mua xô lùa luôn. Nói chung là không dạt gì hết, không hàng A, B, xô lùa mà xuống tiền. Thậm chí có nhiều vườn công ty lớn vào thả cọc rất là nhiều nhưng trong hợp đồng không ràng buộc gì nhiều, không ghi ngày cắt cụ thể. Chỉ ghi ngày có trái rụng thì báo thương lái vào cắt. Đặc biệt từ giao một đến giao 2, giao 3 bao nhiêu ngày và cũng không ghi ngày trả vườn. HTX đã cảnh báo bà con rất nhiều.
MC1
Theo Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cư M’gar Nguyễn Ngọc Giao, địa phương tình trạng cò, thương lái đến địa phương trong thời gian qua rất nhiều. Việc tìm đến người dân để thu mua sầu riêng là tín hiệu đáng mừng, hình thành chuỗi liên kết ngành sầu riêng, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, hiện có một số thương lái, cò đến sau trả giá cao hơn và đề nghị người dân bỏ cọc đối với doanh nghiệp chốt vườn trước. Việc này sẽ làm phá vỡ sự liên kết và dẫn đến nhiều hệ lụy về sau.
Ông Nguyễn Ngọc Giao, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cư M’gar. (PV2)
Tình trạng một số thương lái ở nơi khác có tới địa bàn huyện Cư M’gar thông qua một số người môi giới đi đến các vườn, thậm chí có những vườn chốt giá rồi thì họ nói chủ vườn bẻ kèo. Thế thì ở đây hệ lụy có thể xảy ra nếu người nông dân không tỉnh táo sẽ dẫn đến chuyện tranh mua tranh bán. Khi người ta đã chốt giá rồi cũng sẽ có nhiều vấn đề phát sinh này: Họ chỉ chốt và đợt đầu tiên cắt chỉ lựa những quả tốt và trong trường hợp giá lên cao thì không vấn đề gì. Nhưng giá xuống thấp thì số lượng còn lại họ chưa chắc thu mua mà nếu mua cũng sẽ yêu cầu người dân hạ giá. Nếu không giảm giá sầu riêng để rụng, người dân không bán được.
MC2
Giá cao cộng với việc người dân bỏ cọc đã kiến các doanh nghiệp xuất khẩu lâu nay gặp nhiều khó khăn, thậm chí thiệt hại. Việc người dân bẻ cọc khiến cho các doanh nghiệp không có nguồn hàng cung ứng cho đối tác dẫn đến đền hợp đồng, mất uy tín. Hiện nay giá sầu riêng cao, các doanh nghiệp cũng chưa vội chốt vườn mà đang chờ giá hạ bằng với giá trị thực tế.
Bà Ngô Thị Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chánh Thu chia sẻ. (PV3)
Thực tế khi mình chốt giá hợp đồng với nông dân thì mình cũng chốt hợp đồng với khác hàng nên việc nông dân hủy hợp đồng như thế làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp rất là lớn. Vì khi mình hợp đồng thương mại đối với các đối tác người ngoài thì không thể nói bất kỳ lý do nào để hủy hợp đồng. Nếu hủy hợp đồng thì mình phải chấp nhận bồi thường hợp đồng và cái đánh đổi lớn nhất là uy tín, thương hiệu của mình. Đến thời điểm hiện tại để cả mức giá mà nông dân chốt trước đây từ 60.000 – 65.000 đồng/kg thì nông dân đã lời rất nhiều rồi.
MC1
Thưa quý vị và bà con: Niên vụ 2023, Đắk Lắk dự kiến thu hoạch trên 200.000 tấn sầu riêng. Đây là năm thứ 2 Đắk Lắk xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang thị trường Trung Quốc nên việc mua bán sản phẩm này diễn ra sôi nổi những tháng gần đây. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng cảnh báo việc các cò, thương lái đẩy giá lên quá cao so với nhu cầu thực sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về sau. Do đó, chính quyền địa phương cũng cảnh báo người dân tỉnh táo trong việc nhận hợp đồng cọc và chọn những doanh nghiệp có uy tín để liên kết.
Bẻ cọc, bẻ luôn liên kết ngành sầu riêng
Chuẩn bị bước vào thời điểm chính vụ thu hoạch sầu riêng cũng là lúc các thương nhân, 'cò' lùng sục để liên hệ chốt vườn. Năm nay lực lượng 'cò' nhiều gấp chục lần những năm trước, có những người vào chốt vườn giá cao hoặc xúi người dân bỏ cọc với doanh nghiệp đến trước, gây mất tính liên kết, dễ dẫn đến nhiều hệ lụy cho ngành sầu riêng.
Minh Quý
Tin liên quan
Các chương trình
Sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học góp phần phát triển một nền nông nghiệp xanh, sinh thái, an toàn và bền vững.
Từ khi thực hiện đề án tái canh của Bộ NN-PTNT đến nay, Đắk Lắk đã có hàng chục nghìn cà phê được cải tạo giúp nâng cao năng suất, chất lượng của vườn cây.