Bệnh bạch hầu không đáng sợ như Covid-19
Đó là khẳng định của bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM trước diễn tiến của bệnh bạch hầu đang gây hoang mang trong cộng đồng.
Lê Bình - Yến Nhi | 09:36 18/07/2024
Bệnh bạch hầu không đáng sợ như COVID-19
Đó là khẳng định của bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM trước diễn tiến của bệnh bạch hầu đang gây hoang mang về mức độ lây lan của bệnh bạch hầu trong cộng đồng.
Thưa quý vị và bà con,
Mới đây, một cô gái tại Nghệ An đã tử vong sau gần 10 ngày mắc bệnh bạch hầu. Có 119 người tiếp xúc với bệnh nhân này. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Nghệ An đã lấy mẫu bệnh phẩm những người tiếp xúc chuyển Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm. Đội phản ứng nhanh chống dịch đến các địa phương của tỉnh Nghệ An và Bắc Giang nơi ghi nhận ca bệnh để chặn nguồn lây.
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh qua đường hô hấp. Những người tiếp xúc bệnh nhân di chuyển rộng, đã qua nhiều ngày. Do đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh Nghệ An, Bắc Giang lo ngại dịch có nguy cơ lây lan rộng trong cộng đồng. Một số địa phương cũng đã ghi nhận ca dương tính với bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, đến nay, tình hình bệnh tại các địa phương cơ bản đã được kiểm soát.
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khả năng gây dịch, lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh, xâm nhập qua da bị tổn thương. Thời gian ủ bệnh khoảng hai tuần trước khi bắt đầu lây nhiễm cho người khác.
Trong tuần qua, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, lượng người dân đi tiêm chủng vắc xin ngừa bạch hầu mỗi ngày tăng đột biến. Trong khi bình thường chỉ 10-15 lượt nên hết vắc xin, nhiều trung tâm tiêm chủng khác cũng ghi nhận số lượng tăng đột biến. Đại diện Viện Pasteur TPHCM cho biết, viện hết vắc xin phòng bệnh bạch hầu từ chiều 11/7, do người dân đến tiêm tăng vọt những ngày gần đây. Số lượng tiêm trong ba ngày qua đã vượt cả tháng trước, Viện đang gấp rút mua sắm để bổ sung nguồn vắc xin bạch hầu, tránh gián đoạn lâu.
Nhiều người dân rất hoang mang trước mức độ nguy hiểm của bệnh và lo ngại sẽ bùng phát thành dịch trên diện rộng. Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có cuộc trao đổi ngắn với bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM để giải đáp những thắc mắc cho quý thính giả về vấn đề này.
Thưa quý bà con,
Như bác sĩ Trương Hữu Khanh vừa chia sẻ, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố. Triệu chứng ban đầu là sốt, đau họng, khó chịu, mệt, ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi một bên hoặc hai bên có thể lẫn máu. Sau khoảng 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc ở amidan hoặc thành sau họng hoặc mũi với đặc điểm màu trắng ngà hoặc xám, bóng, dai, dính chặt, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với đồ vật dính dịch tiết người bệnh. Do đó, cần giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Người có dấu hiệu bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải cách ly và đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời. Người dân vùng dịch cần uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định của cơ quan y tế.
Tới đây, số radio Sức khỏe nhà nông của Báo Nông nghiệp Việt Nam xin được khép lại. Xin chào và hẹn gặp lại bà con trong số radio tiếp theo.
Bệnh bạch hầu không đáng sợ như Covid-19
Đó là khẳng định của bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM trước diễn tiến của bệnh bạch hầu đang gây hoang mang trong cộng đồng.
Lê Bình - Yến Nhi
Tin liên quan
Các chương trình
Thường xuyên ngồi xổm, bẻ khớp, đi giày cao gót, tập luyện quá sức… sẽ làm tăng áp lực lên khớp, khiến xương khớp thoái hóa nhanh hơn.
Thói quen ăn mặn khiến cơ thể dễ bị nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, các bệnh về thận, suy tim, mù lòa...