Những thói quen xấu gây tổn thương khớp háng
Thường xuyên ngồi xổm, bẻ khớp, đi giày cao gót, tập luyện quá sức… sẽ làm tăng áp lực lên khớp, khiến xương khớp thoái hóa nhanh hơn.
Lê Bình - Yến Nhi | 14:41 20/09/2024
Vì vai trò quan trọng của khớp háng đối với vận động, việc bảo vệ sức khoẻ khớp háng, tránh thoái hoá khớp háng là vô cùng cần thiết. BS Quốc khuyến cáo quý bà con, đặc biệt là người lao động và nông dân, cần duy trì cân nặng hợp lí, theo chỉ số BMI đưa ra, giảm áp lực lên khớp háng; tập thể dục đều đặn, thực hiện các bài tập phù hợp từng độ tuổi, tăng cường cơ bắp xung quanh hỗ trợ khớp háng duy trì linh hoạt. Bên cạnh đó, bà con cần ăn uống đủ chất lành mạnh, chế độ ăn cân đối, giàu canxi, vitamin D hỗ trợ sức khoẻ, tăng cường khả năng chịu lực của thành phần xương đùi, xương chậu.
Những thói quen như ngồi xổm, ngồi bệt cũng gây hại sức khoẻ khớp háng. Ngoài ra, cần điều trị, kiểm soát những bệnh lý mãn tính có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ khớp. Người dân cũng đừng quên khám sức khoẻ định kỳ để kiểm tra sức khoẻ xương khớp; đến ngay BS khi phát hiện sớm các dấu hiệu của tổn thương khớp háng để có kế hoạch điều trị, hỗ trợ điều trị nhằm kéo dài thời gian phải thay khớp cho BN.
Đặc biệt, người lao động và nông dân nên ưu tiên sử dụng các công cụ hỗ trợ giảm bớt áp lực lên khớp háng khi làm việc, làm việc đúng kỹ thuật, tránh căng thẳng không cần thiết lên khớp háng, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hồi phục sức khoẻ sau khi làm việc.
Những thói quen xấu gây tổn thương khớp háng
Thường xuyên ngồi xổm, bẻ khớp, đi giày cao gót, tập luyện quá sức… sẽ làm tăng áp lực lên khớp, khiến xương khớp thoái hóa nhanh hơn.
Lê Bình - Yến Nhi
Tin liên quan
Các chương trình
Thói quen ăn mặn khiến cơ thể dễ bị nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, các bệnh về thận, suy tim, mù lòa...
Việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho vật nuôi là nguyên nhân gây nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ trên vật nuôi mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.