Bình Thuận ưu tiên nước sinh hoạt trong mùa khô đến 30/6

Hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 41 xã, phường, thị trấn bị thiếu nước sinh hoạt cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống của hơn 75.900 người.

Kim Sơ  | 14:35 08/04/2024

Bình Thuận ưu tiên nước sinh hoạt trong mùa khô đến 30/6

Tự động

Bình Thuận ưu tiên nước sinh hoạt trong mùa khô đến 30/6

MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình thủy lợi và phát triển.

Thưa quý vị và bà con, từ đầu năm đến nay, tỉnh Bình Thuận xảy ra nắng hạn kéo dài khiến một số công trình cấp nước khai thác nguồn nước ngầm, nước từ các dòng suối nhỏ không đảm bảo nguồn nước thô cho nhà máy hoạt động vào mùa khô. Trước tình hình đó, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực triển khai các giải pháp công trình, phi công trình, đồng thời, đề nghị Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận ưu tiên đảm bảo nguồn nước thô cho các nhà máy nước của đơn vị đã đăng ký nhu cầu sử dụng năm nay nhằm đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời quý vị cùng đến với ghi nhận của phóng viên Nông nghiệp Radio.

MC 2:

Thưa quý vị và bà con, từ đầu tháng 3 đến nay, nguồn nước mạch từ khe suối Núi Ông, xã Đức Bình, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận cứ dần cạn kiệt, do nắng hạn kéo dài, nhiệt độ tăng cao. Điều này đã khiến nhà máy nước Đức Bình không đảm bảo nguồn nước thô hoạt động để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân ở thôn 4 và thôn 3, xã Đức Bình.

Hiện nay, mỗi ngày nhà máy nước Đức Bình chỉ hoạt động khoảng 1 giờ là ngưng. Do đó, hàng trăm hộ dân xa nhà máy nước trên địa bàn xã Đức Bình thiếu nước sinh hoạt. Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng thôn 4, xã Đức Bình cho biết, năm nay hạn hán đến sớm nên tình hình thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn diễn ra trầm trọng.

Băng ông Bình 20 giây: “Toàn thôn có 554 hộ thì có hơn 300 hộ thiếu nước sinh hoạt. Hiện nay bà con trong thôn lấy nguồn nước từ sông La Ngà về trữ vào các thùng phi để sử dụng cho sinh hoạt. Còn nước nấu ăn phải mua nước bình lọc”.

MC 2:

Đối mặt với việc nhà máy nước Đức Bình cạn kiệt nguồn nước thô để hoạt động, chính quyền địa phương đã tuyên truyền vận động bà con sử dụng nước tiết kiệm, đồng thời hạn chế dẫn nước từ khe suối mạch Núi Ông để phục vụ sản xuất nông nghiệp, ưu tiên nguồn nước để phục vụ sinh hoạt.

Trước mắt cũng như lâu dài để đảm nước sinh hoạt cho người dân nơi đây, Trần Văn Thụy, phụ trách nhà máy nước Đức Bình cho biết, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đang triển khai giải pháp công trình để lấy nguồn nước mặt từ hệ thống thủy lợi đập dâng Tà Pao nhằm đảm bảo cho máy nước hoạt động ổn định.

Băng anh Thụy: 21STrung tâm đang triển khai đường ống nguồn nước mặt dẫn từ ngoài kênh thủy lợi về để xử lý lâu dài chứ nhưng mùa khô năm tới nguồn nước thô mất tiếp và cải tạo cụm xử lý để đưa đường ống nước về để xử lý, chứ vào mùa khô nguồn nước suối thường xuyên khô cạn”.

MC 2:

Theo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận, hiện đơn vị đang đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện 6 danh mục công trình cấp nước chuyển tiếp từ năm 2023 để sớm đưa vào hoạt động cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Cùng với đó, Trung tâm đang đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và hoàn thành dự án nhà máy nước huyện Hàm Thuận Bắc với công suất 10.000 m3/ngày nhằm cung cấp nước nguồn nước sạch cho người dân 13/17 xã, thị trấn ở huyện Hàm Thuận Bắc. Ngoài ra, Trung tâm còn sử dụng nguồn vốn quỹ phát triển hoạt động của Trung tâm để sửa chữa, mở rộng các tuyến ống cấp nước tại khu vực bức xúc về nguồn nước. Ông Trần Văn Liêm, Giám đốc Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận thông tin:

Băng a Liêm 19 s): “Ngoài giải pháp công trình, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ nguồn nhân lực, vật lực để đảm bảo cấp nước ổn định, hạn chế thấp nhất về thiếu nguồn nước sinh hoạt cho người dân. Đồng thời khuyến cáo người dân sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý và không sử dụng nguồn nước sạch phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu khác chưa cần thiết để ưu tiên phục vụ cho sinh hoạt”.

MC 2:

Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, hiện toàn tỉnh có 41 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và thành phố Phan Thiết bị thiếu nước sinh hoạt cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của gần 26.900 hộ dân, tương ứng với hơn 75.900 người. Ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho hay, trước diễn biến khô hạn của thời tiết và thực trạng thiếu nước trên địa bàn, đơn vị cũng đã có những giải pháp ứng phó.

Băng

 (Băng anh Phước): “Sở đã chỉ đạo Công ty thủy lợi Bình Thuận to tổ chức kiểm kê nguồn nước tại các hồ chứa và công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Từ đó tính toán cân bằng nước để có kế hoạch vận hành, phân phối nước tiết kiệm, hợp lý ngay từ đầu mùa khô và trong cả mùa khô. Kịp thời điều chỉnh kế hoạch vận hành, phân phối nước khi nguồn nước bị thiếu hụt, bảo đảm cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu sử dụng thiết yếu cho sinh hoạt. Tôi có chỉ đạo cân bằng nước đảm bảo nước sinh hoạt ít nhất đến 30/6”.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con Bình Thuận là một trong những tỉnh khô hạn nhất nước, thường xuyên xảy ra thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô. Vì vậy để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân lâu dài, tỉnh cần ưu tiên đầu tư các nhà máy nước có công suất từ 5.000 – 10.000 m3/ngày, đặt gần khu vực các công trình thủy lợi để cung cấp nước sạch cho liên xã, huyện đảm bảo an toàn nguồn nước, cấp nước an toàn và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, để giải quyết vấn đề thủy lợi, địa phương cũng đang mong muốn được tạo điều kiện tham gia dự án Nước sạch nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu để đầu tư 3 danh mục công trình: Nhà máy nước Sông Lũy huyện Bắc Bình, Nhà máy nước Suối Đá, huyện Hàm Thuận Bắc, Nhà máy nước Gia An, huyện Tánh Linh nhằm cấp nước cho 15 xã của tỉnh này thường xuyên thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, từ đầu mùa khô đến nay, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và mùa khô năm 2022-2023. Hạn hán, xâm nhập mặn đã gây thiếu nước ngọtcục bộ, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, nhất là ở nông thôn. Theo thống kê, có khoảng 73.900 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt ở các mức độ khác nhau. Tại cuộc họp với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tình hình bảo đảm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất, phòng chống xâm nhập mặn mới đây,  Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh vai trò chủ đạo của Nhà nước trong đầu tư các hệ thống cấp nước tập trung, có các trạm lấy nước nằm sâu trong vùng ngọt; đồng thời sắp xếp lại khu dân cư theo hướng tập trung, kết hợp chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, mùa vụ... Bên cạnh đó, các tỉnh ĐBSCL cần tính toán lại quy hoạch về hạ tầng giao thông, thủy lợi, bố trí dân cư, hoạt động khai thác nước ngầm... trước tình trạng sụt lún, sạt lở ngày một gia tăng.

MC 2: tin 2

Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có 2 hồ chứa nước thủy lợi lớn, 270 công trình thủy lợi, hơn 160 đập đầu mối và tổng chiều dài kênh mương là hơn 690km. Trong đó, kênh mương kiên cố đạt gần 71%. Tưới tiêu cho hơn 6.700ha đất nông nghiệp. Ông Phạm Năng Chung, Phó Chủ tịch UBND huyện Bát Xát cho biết, để phòng chống, đối phó với hạn hán, thiếu nước, các địa phương đẫ chủ động tích nước đến mực nước dâng bình thường đối với các hồ chứa. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết khí tượng, thủy văn để giữ nguồn nước phục vụ cho sản xuất, không tháo cạn nước trong mùa khô để đánh bắt thủy sản trong hồ; xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng nước hợp lý, phù hợp; trong đó, ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc, nước tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao khi hạn hán xảy ra.

MC 1: tin 3

Những năm qua, Việc đưa nước sạch về vùngnông thôn trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm như đầu tư xây dựng các trạm cấp nước, xây dựng các đường ống dẫn truyền tải nước về phục vụ người dân. Hiện trên địa bàn huyện có 60 trạm cấp nước, trong đó, 35 trạm do Công ty Cổ phần Cấp nước và Dịch vụ đô thị Vĩnh Hưng quản lý; 25 trạm do UBND xã quản lý, khai thác. Theo kết quả điều tra Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch nông thôn năm 2023, hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn huyện đạt 99,88%, hộ dân sử dụng nước sạch đạt gần 83%.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bình Thuận ưu tiên nước sinh hoạt trong mùa khô đến 30/6

Hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 41 xã, phường, thị trấn bị thiếu nước sinh hoạt cục bộ, ảnh hưởng đến đời sống của hơn 75.900 người.

Kim Sơ

Tin liên quan

Các chương trình

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Phóng sự

Trước diễn biến xâm thực và xói lở, Bà Rịa - Vũng Tàu cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ tuyến bờ biển mà không ảnh hưởng đến hoạt động khác.

Linh hoạt các biện pháp để bảo vệ bờ biển trước xâm thực, xói lở
Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông
Phóng sự

Những mảnh đất từng bỏ hoang vào mùa đông giờ đây sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, giúp bà con có thêm hy vọng về một cuộc sống bền vững hơn.

Người Mông ở Suối Bu cải tạo đất, trồng rau sạch trong vụ đông