Bơm không ống cột nước thấp tiêu úng chống hạn, tiết kiệm điện năng

Để thích ứng với biến đổi khí hậu, mô hình bơm không ống cột nước thấp đã được nhân rộng tại tỉnh Hưng Yên và mang lại hiệu quả cao.

Huy Bình  | 18:14 15/12/2023

Bơm không ống cột nước thấp tiêu úng chống hạn, tiết kiệm điện năng

Tự động

Chương trình phát thanh

Bơm không ống cột nước thấp tiêu úng chống hạn tiết kiệm điện năng

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Thủy lợi và phát triển.

Thưa quý vị và bà con!

Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân vùng hạ du sông Hồng, đặc biệt hạn hán mùa khô gây khó khăn cho việc lấy nước phục vụ sản xuất đối với các hệ thống thủy nông dọc sông Hồng, sông Thái Bình, vấn đề thay đổi phân lưu qua sông Đuống. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thủy lợi lấy nước phục vụ sản xuất điển hình như tại tỉnh Hưng Yên, là một tỉnh nông nghiệp nằm tại trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.

MC 2

Thưa quý vị và bà con, tại tỉnh Hưng Yên, hệ thống thủy lợi đã được đầu tư xây dựng từ những ngày đầu lập nước. Đến nay, toàn tỉnh đã có một hệ thống thủy lợi dày đặc với hơn 1.195km kênh trục liên huyện và kênh dẫn nước tưới, tiêu. Thế nhưng từ những năm 2017 trở về trước, tại tỉnh Hưng Yên tồn tại một nghịch lý, dù trong kênh dẫn thủy lợi vẫn còn nước nhưng không thể lấy được nước. Nguyên nhân là bởi mực nước xuống thấp, đặc biệt những tháng mùa khô, mực nước sông Hồng tại cống Xuân Quan xuống thấp hơn mức thiết kế dẫn đến nguồn nước bổ cập cho hệ thống Bắc Hưng Hải thiếu hụt trầm trọng.

Từ thực tiễn đặt ra, khi mực nước xuống thấp khiến nhiều trạm bơm kiểu cũ với ống dẫn nối dài không thể đưa nước từ dưới hệ thống thủy lợi lên ruộng đồng. Thậm chí, vào mùa đổ ải, một số khu vực nằm ở điểm cuối của hệ thống Bắc Hưng Hải trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cũng không thể đưa nước lên kênh dẫn tưới.

Băng 1

Trên cơ sở là qua quá trình quản lý, điều hành lấy nước, hệ thống trong hệ thống thủy lợi của Hưng Yên hằng năm để phục vụ cho nông nghiệp thì nó do từ những năm 2007 là trên hệ thống là bắt đầu xuất hiện cái sự là hàng năm là có việc là hạ thấp mực mực nước trên hệ thống và đặc biệt là hạ thấp mực nước ở sông Hồng tại cống đầu mối Xuân Quan của hệ thống băng hải dẫn tới việc mà lấy nước hàng năm vào trong hệ thống là không đủ.

Đầu nước để cho các trạm bơm đã được xây dựng theo cái công nghệ truyền thống để lấy nước, do đó là xuất phát từ cái việc mà làm thế nào để đảm bảo được là lấy nước được để phục vụ sản xuất và đặc biệt nhất là cái vụ Đông xuân hằng năm thì trên cơ sở về cái thực tế là quản lý, điều hành hệ thống và cái việc hạ thấp mực nước của sông Hồng rất là lớn thì với cái mực nước thiết kế của Sơn Quan là theo thiết kế là 1,85.

Thế tuy nhiên thì đối với mực nước qua theo dõi thời gian gần đây thì là mực nước của sông Hồng là nó giảm rất là thấp và có những thời kỳ là kiệt nhất là có thể về từ 0 đến 0,5 và trung bình là chỉ một mét, mét hai, mét ba.

MC 2:

Vâng thưa quý vị, vừa rồi là những chia sẻ của ông Nguyễn Văn Kình – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hưng Yên. Từ những vấn đề thực tiễn đặt ra, ngay từ những năm 2010, tỉnh Hưng Yên đã tìm hiểu về những máy bơm cột nước thấp để đảm bảo cho việc lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Xuất phát từ nhu cầu của tỉnh, sau khi chứng kiến nhiều năm đổ ải, tưới dưỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Anh Tú – Giám đốc Công ty TNHH MTV Công trình khai thác thủy lợi Hưng Yên đã tự mày mò tìm hiểu về những trạm bơm cột nước thấp. Qua những kiến thức được học cùng những kinh nghiệm thực tế, đã hình thành nên ý tưởng về những trạm bơm gọn nhẹ, kinh phí thấp, hiệu quả vận hành cao, lại tiêu thụ ít điện năng, ông Tú cùng các cộng sự đã thiết kế lại ống, cánh bơm, guồng nước. Năm 2016, ông Tú cùng các cộng sự đã mang ý tưởng đi tìm nhà sản xuất để cho ra đời máy bơm không ống cột nước thấp.

Băng 2

Đối với trạm bơm của nước thấp là trạm bơm chưa được nghiên cứu và qua cái chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì chúng tôi đã nghiên cứu cái trạm bơm của nước thấp để đáp ứng được cái nguồn nước thấp từ sông Hồng mà đẩy vào sông hệ thống Bắc Hưng Hải. Qua nghiên cứu thì cho thấy trong lý thuyết thì có cái công thức tính tổn thất cột nước, ống bơm càng dài thì tổn thất càng lớn và tỉ lệ nghịch với đường kính ống càng lớn thì tổn thất càng nhỏ và như vậy thì khi đường kính ống càng lớn, diện tích mặt cắt ướt trong bơm càng lớn thì vận tốc trong bơm càng nhỏ đi.

Do vậy là đối với trạm bơm, cột nước thấp thì sẽ đáp ứng được cái yêu cầu là bơm được ở cột nước thấp thì qua ứng dụng thực tế chúng tôi đã nghiên cứu và đặt với nhà máy bơm thì nhà máy bơm đã chế tạo theo đúng ý của chúng tôi và chúng tôi đã xây dựng cái trạm bơm đầu tiên là trạm bơm 2000 khối, giờ với cái trạm bơm này thí điểm đầu tiên thì nếu như trước đây đối với trạm bơm này thì phải lắp động cơ 33 nhưng mà đối với cái trạm bơm cột nước thấp này thì chỉ đặt mô tơ là có 18 kw/giờ thì đã bơm được từ cái máy bơm đầu tiên là 2000 khối.

Giờ thì sau đấy chúng tôi đặt với nhà máy làm đến máy bơm 4000 khối, giờ sau đó là đến trạm bơm là 8000 khối, giờ để đáp ứng. Thế thì đối với cái việc chống hạn thì là một việc nhưng mà đối với trạm bơm này thì còn đáp ứng được chống úng, vì đối với chống úng thì tần suất là 10 % thì đối với nửa tỉnh phía Bắc thì cột nước bơm là khoảng chênh nhau khoảng mét rưỡi, tức là nước ở trong đồng là chỉ cần bơm đến dương 1,7 và tần suất 10 % ở ngoài sông là 3,2 thì như vậy là cũng cột nước cũng chỉ có một mét rưỡi và ở khu Nam thì đối với tần suất là 10 % là ở ngoài sông là dương. Ba trong đồng là dương 1,5 thì như vậy là cột nước cũng là 1,5 mét thì như vậy là đối với trạm bơm lại không những chống úng không những chống hạn được mà còn chống úng được.

MC 2:

Cũng theo ông Nguyễn Anh Tú So với máy bơm truyền thống cùng lưu lượng bơm, máy bơm không ống có nhiều ưu điểm nổi trội như điện năng tiêu thụ giảm 65 %, vốn đầu tư giảm hai phần ba. Bơm được đặt ngang trên khoang cống nằm giữa kênh, giữa sông nên không phải tốn kém chi phí mặt bằng với kết cấu bơm đơn giản, vận tốc của bơm rất thấp nên bi và bạc sẽ rất bền, tiết kiệm chi phí sửa chữa máy. Mực nước tối thiểu ở miệng bơm thấp nên đáy trạm bơm không cần đặt sâu, rất có lợi khi mực nước sông xuống thấp, qua việc vận hành đơn giản, âm thanh êm lên nhiều nước, thời gian bơm ngắn cột nước thấp nên trạm biến áp nhỏ, thiết bị điện đơn giản nên việc truyền tải điện cũng dễ dàng hơn.

Băng 3

Đối với trạm bơm cột nước thấp thì thường là xây dựng ở giữa dòng sông, do vậy là không phải đền bù, giải phóng mặt bằng. Cái thứ hai nữa là về công nghệ này thì bể hút và bể xả thì là chỉ là kiên cố hóa cái đoạn kênh trước và sau trạm bơm. Do vậy nó không hình thành cái bể xả và bể hút như trạm bơm truyền thống. Cái thứ ba nữa là đối với trạm bơm này thì hầu hết là chúng tôi tận dụng các cái trạm bơm mà các cái động cơ sẵn có và cải tạo động cơ sẵn có đi để đưa vào các cái trạm bơm này thế và đối với trạm bơm này đặc thù của nó là giữa động cơ và bơm được truyền bằng dây đai. Do đó do vậy là cái khử dung của dây đai là rất hiệu quả. Do vậy là máy sẽ rất bền và đặc biệt là đối với bơm cột nước thấp này thì đã truyền chuyển động từ 1000 vòng trên phút xuống 322 vòng/vòng phút. Do vậy là cái bi bơm và bạc bơm là sẽ rất bền vì nó chạy cái tốc độ thấp quản lý đối với trạm bơm này thì rất dễ dàng vì công suất so với trạm bơm truyền thống thì gần như giảm đi một nửa.

Sau khi những nghiên cứu về bơm không ống cột nước thấp ứng dụng tại tỉnh Hưng Yên được bảo vệ thành công tại Đại học Thủy Lợi, mô hình bơm không ống cột nước thấp đã được UBND tỉnh Hưng Yên nhân rộng và đưa vào vận hành, từ năm 2017 và mang lại hiệu quả cao. Ông Nguyễn Văn Kình Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hưng Yên cho biết thêm:

Băng 4

Sau khi mà tỉnh Hưng Yên đã thực hiện cái việc đầu tư một số các cái trạm bơm của nước thấp thì về cái công tác lấy nước vụ đông xuân hằng năm của tỉnh là tỉnh Hưng Yên sẽ chủ động hơn, tức là chủ động, đây là lấy là sẽ bơm lấy được sớm hơn và khi mực nước thấp thì từ 0 đến 0,5 cho bảy hút là tỉnh Hưng Yên vẫn có thể là hoạt động các trạm bơm để bơm cấp nước và hàng năm thì đã không còn cái hiện tượng nào bị hạn hán, thiếu nước ở trên trên địa bàn tỉnh và cái việc mà có cái trạm bơm của Đức thấp này thì chúng tôi sẽ duy trì cái thời gian bơm được tốt hơn, tức là vì là do cái việc mà khi vụ đông xuân này là cái thời gian mà xả nước thì có rất là hạn chế ở trong cái thời gian tính theo ngành.

Thế thì mà cái trong cái quá trình lấy nước này thì nếu mà trước đây mà theo cái trạm bơm truyền thống có trạm bơm phải bơm hàng tháng mới mới mới đủ nước để đủ hải thì hiện nay là chúng tôi sẽ rút ngắn được cái thời gian gian lấy nước thì sẽ tận dụng tối đa cái nguồn nước của hệ thống bơm sớm hơn và cái đảm bảo cái hiệu hiệu quả thứ hai nữa là cái công tác vận hành của cái trạm bơm rất là dễ vận hành và quản lý cũng như cái chuyển biến nữa là cái việc đầu tư thì nó sẽ hiệu quả hơn là cái trạm bơm truyền thống, vì cái trạm bơm truyền thống thì bao giờ cũng phải có bể hút, bể xả, nhà máy rồi. Các cái nó rất là yêu cầu về cái mặt bằng rất là lớn cũng như về cái phần mà chi phí về các cái máy móc thiết bị nó lớn hơn.

Đối với tỉnh Hưng Yên, thứ nhất là một tỉnh nằm trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, địa hình thì cũng tương đối bằng phẳng và thứ hai nữa là nằm trong chi phối bởi hệ thống thủy nông Bắc Hải lên. Qua theo dõi cũng từ thời gian dài thì chúng tôi nhận thấy rằng là trong thời gian tới tỉnh Hưng Yên vẫn tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng một số các cái trạm bơm của nước thấp không những chỉ đáp ứng được cái yêu cầu là lấy được nước thấp mà còn đáp ứng được cái việc là tiêu nước.

 Đặc biệt đối với tỉnh Hưng Yên thì trong thời gian vừa qua thì hàng năm là đã chuyển đổi là hơn nghìn hecta từng năm một, chuyển sang cái đất là công nghiệp đô thị nên cái việc áp lực tiêu nước cho công nghiệp đô thị bây giờ đối với tỉnh Hưng Yên là rất là lớn. Trong khi đó thì cái tiêu nước đô thị, công nghiệp là cần, thời gian tiêu rất là nhanh, không như tiêu nông nghiệp, nông nghiệp thì trước đây thì có thể mua một tiêu năm tiêu bảy nhưng bây giờ cái công nghiệp đô thị là yêu cầu là gần như là mưa, một tiêu. Một lên trong thời gian tới là tỉnh Hưng Yên sẽ tiếp tục nghiên cứu và đầu tư hoàn chỉnh và xây dựng cái hệ thống trạm bơm, cột nước thấp để đáp ứng cả cái nhu cầu mà lấy nước về cái vụ đông xuân ở cái cột nước, mực nước thấp và đảm bảo cái nhu cầu tiêu nước cho cái việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

MC 1:

Thưa quý vị và bà con

Trong điều kiện biến đổi khí hậu khiến mực nước vào mùa khô tại các sông, kênh trong tỉnh Hưng Yên  đều  giảm,  đặc biệt là vào mùa đổ ải yêu cầu lượng nước tưới tiêu lớn, nhiều trạm bơm không đủ mực nước để hoạt động, do đó, giải pháp nâng cao mực nước bằng cách sử dụng máy bơm cột nước thấp để bơm tạo nguồn cho các trạm bơm dọc sông hoặc kênh đủ mực nước là rất cấp thiết.  Ngoài  ra, nhiều vị trí trong tỉnh Hưng Yên có cao độ mặt ruộng thấp,  cột  nước  địa  hình  nhỏ  có  thể  sử dụng được máy bơm cột nước thấp để bơm trực tiếp  vào các  khu  ruộng.  Nếu  được  đầu  tư  xây dựng trạm bơm sử dụng máy bơm cột nước thấp hợp lý trên  toàn  bộ diện tích tưới, tiêu  của tỉnh sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, tiết kiệm được hàng tỷ đồng tiền đầu tư và hàng trăm triệu đồng tiền điện mỗi năm.

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi trên cả nước.

MC 1: Tin 1

Thưa quý vị và bà con

Trong những năm qua, nhờ có sự lồng ghép các nguồn lực từ ngân sách hỗ trợ của nhà nước thông qua các Chương trình, dự án, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cùng với sự đóng góp đáng kể của người dân đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng công trình thủy lợi nhỏ được tăng lên rõ rệt. Nhiều công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư xây dựng đã góp phần làm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới bởi công trình thủy lợi. Theo số liệu kết quả điều tra về quản lý, khai thác công trình thủy lợi cập nhật mới nhất cho thấy, hiện cả nước có trên 66.200 công trình thủy lợi nhỏ, chiếm 91% so với tổng số công trình thủy lợi trên toàn quốc.

MC 2: tin 2

Thời gian qua, nhiều tuyến kênh mương nội đồng trên địa bàn một số xã của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội được xây mới và nạo vét kịp thời, qua đó giúp lấy nước lên những thửa ruộng của người dân  thuận tiện hơn. Điển hình như tại xã Tản Hồng, nếu như thời gian trước, người dân phải vất vả bơm, tát nước lên ruộng, thì nay công việc lấy nước phục vụ sản xuất của trở nên dễ dàng hơn, nhờ có hệ thống kênh mương nội đồng được đầu tư, xây dựng từ chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ông Nguyễn Văn Tuấn, người dân xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội chia sẻ: Việc đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng đã giúp năng suất lúa của người dân trong xã được tăng lên. Nếu như trước đây bình quân mỗi vụ lúa 1 sào gai đình ông chỉ đạt 150 đến 170 kg thì nay đã tăng lên 200 đến 220 kg. Qua đó đã giúp gia đình tăng thu nhập.

MC 1: tin 3

Theo số liệu của Chi cục Thủy lợi tỉnh Yên Bái, hiện toàn tỉnh có hơn 2.300 công trình và cụm công trình thủy lợi với tổng dung tích hơn 34 triệu m3. Trạm bơm điện hiện có 34 công trình nhỏ công suất dưới 3.600m3/h. Ngoài ra còn có hơn 2.100 cụm công trình và công trình đập dâng. Tổng chiều dài kênh mương gần 4.600 km, đã thực hiện kiên cố hóa được trên 2.300 km, đạt tỷ lệ 51%, còn lại hơn 2.200 km là kênh mương đất. Các công trình thủy lợi đảm bảo tưới, tiêu cả năm cho hơn 46.400 ha đất nông nghiệp. Việc kiên cố, duy tu, sửa chữa thường xuyên các công trình đã giúp chủ động tưới tiêu cho 90% diện tích lúa 2 vụ ở các địa phương trong tỉnh. Đến nay, 100% đơn vị xã, phường, trấn trong tỉnh đã hoàn thành tiêu chí về thủy lợi trong bộ tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Bơm không ống cột nước thấp tiêu úng chống hạn, tiết kiệm điện năng

Để thích ứng với biến đổi khí hậu, mô hình bơm không ống cột nước thấp đã được nhân rộng tại tỉnh Hưng Yên và mang lại hiệu quả cao.

Huy Bình

Tin liên quan

Các chương trình

Canh tác thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu
Kiến thức

Việc chủ động thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thực tế, áp dụng các phương pháp canh tác thích ứng là hướng đi đúng đắn, phù hợp với tình hình hiện nay.

Canh tác thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu
Cách để một hợp tác xã giảm rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế nuôi tôm
Kiến thức

Trong những năm gần đây, người nuôi tôm luôn đối mặt với nhiều rủi ro, từ rủi ro về môi trường, rủi ro bởi dịch bệnh đến rủi ro về giá cả.

Cách để một hợp tác xã giảm rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế nuôi tôm