Các công trình thủy lợi 'vẽ lại' màu xanh cho đất

Dù có hệ thống sông ngòi khiêm tốn nhưng nhờ quan tâm đầu tư các công trình thủy lợi, Bình Phước đang dần thay da đổi thịt, trở thành cực tăng trưởng sôi động.

Trần Trung - Trần Phi  | 08:12 08/12/2023

Các công trình thủy lợi 'vẽ lại' màu xanh cho đất

Tự động

Các công trình thủy lợi 'vẽ lại' màu xanh cho đất

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với nông nghiệp Radio trong chương trình thủy lợi và phát triển.

MC1/

Thưa quý vị và bà con, Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng khi nhắc đến Bình Phước, một tỉnh biên giới, không giáp biển, hệ thống sông ngòi khá khiêm tốn, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong thành phần kinh tế, người ta nghỉ ngay là tỉnh kém phát triển, song, nhờ quan tâm đầu tư các công trình thủy lợi, Bình Phước đang dần thay da đổi thịt, trở thành cực tăng trưởng sôi động.

Mc2: Từ vùng đất khô cằn nơi biên giới, huyện biên giới Bù Đốp đã chuyển mình sau khi có công trình thủy sau hồ Cần Đơn đi vào hoạt động, giúp địa phương từng bước đẩy lùi hạn hán, kinh tế nông nghiệp ngày một đi lên.

Theo chân cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Bù Đốp, đi dọc tuyến kênh mương thủy lợi sau hồ Cần Đơn những ngày này, chúng tôi thỏa mắt với dòng nước đỏ quánh, cuộn tràn phù sa dẫn nước từ lòng hồ thủy điện Cần Đơn tưới mát cho hàng ngàn ha đất sản xuất cho 4 xã, thị trấn cánh Tây của huyện biên giới Bù Đốp.

Nếu như trước đây, khu vực này có rất nhiều diện tích đất bỏ hoang thì đến nay, hệ thống kênh mương thủy lợi hồ Cần Đơn đã “vẽ lại” màu xanh cho đất, với nhiều cánh đồng, trang trại, các loại cây trồng lợi thế được phát huy. Bên cạnh đó, diện tích, năng suất canh tác, sản lượng thu hoạch không ngừng tăng lên, nông dân có thu nhập ổn định hơn, có nhiều hộ vươn lên làm giàu từ nông nghiệp.

Đang tất bật lấy nước từ kênh thủy lợi phục vụ cho 0,4 ha lúa vừa xuống giống, anh Hà Văn Thanh ở ấp Thanh Tâm, thị trấn Thanh Bình cho biết, lúc chưa có công trình thủy lợi, anh cũng như hầu hết người dân nơi đây sản xuất chủ yếu dựa vào nước trời, năm nào thuận lợi lắm thì làm được 2 vụ nhưng rất thấp thỏm. Hiện có nước, năm nào anh cũng sản xuất 3 vụ, hiệu quả kinh tế được nâng lên rõ rệt.

--băng---

Xuôi dòng nước mát đến xã biên giới Tân Tiến là vườn bưởi da xanh tươi tốt rộng hơn 50 ha của Hợp tác xã (HTX) bưởi da xanh Global GAP Bù Đốp. Anh Lê Ngọc Chiến, thành viên ban quản trị HTX cho biết, trước đây, toàn bộ diện tích đất sản xuất của HTX chủ yếu của người dân địa phương, canh tác phần lớn là lúa và hoa màu nhưng rất manh mún, nhỏ lẻ, thậm chí để hoang do mùa nắng thì thiếu nước, mưa thì ngập lụt.

Sau khi nhà nước có chủ trương xây dựng hệ thống thủy lợi sau hồ Cần Đơn để cung cấp nước sản xuất vào mùa khô và tiêu thoát nước vào mùa mưa, dưới sự vận động của chính quyền địa phương, HTX đã vận động người dân chuyển đổi diện tích lúa sang trồng bưởi da xanh, đồng thời, lập ra HTX để liên kết sản, giúp nhau làm giàu.

Dẫn chúng tôi thăm vườn bưởi xanh ngát, anh Chiến cho biết thêm, do vườn bưởi nằm cách kênh mương thủy lợi hơn 1km. Để lấy nước thuận lợi, HTX đầu tư hệ thống dẫn từ kênh mương của thủy lợi vào sâu trong vườn bưởi và đi tới các hệ thống tưới, qua đó, không chỉ cung cấp nước đầy đủ cho cây, còn giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất. Hiện mỗi ha bưởi từ 400-600 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.

--tiếng----

Nói về vai trò thủy lợi trong phát triển kinh tế nông nghiệp huyện biên giới nơi đây, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bù Đốp Trần Văn Thành phấn khởi cho biết thêm.

---tiếng---

  Trong khi các công trình thủy lợi sau Cần Đơn đảm nhiệm trọng trách chống hạn cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp tại huyện biên giới Bù Đốp thì hồ Đồng Xoài, một trong những hồ thủy lợi lớn và hiện đại bật nhất tỉnh Bình Phước lại có vai trò như cầu giao cắt lũ cho trung tâm hành chính của tỉnh và một vùng hạ du rộng lớn.

Theo chân cán bộ Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Phước đến hồ Đồng Xoài những ngày này, đập vào mắt chúng tôi là công trình khang trang, hiện đại với mặt nước mênh mông trong vắt. Ông Nguyễn Hữu Thành - Trạm trưởng Trạm Dịch vụ Thủy lợi Đồng Xoài cho biết, hồ nằm ở phía Bắc của thành phố, được hình thành từ nhánh suối Rạt và một nhánh suối khác từ huyện Bù Đăng đổ về.

Hồ được xây dựng và chính thức đưa vào vận hành khai thác vào năm 2005. Với dung tích 9,66 triệu m3, công trình này là một trong những hồ lớn nhất tỉnh Bình Phước có trọng trách đặc biệt quan trọng. Bên cạnh phục vụ tưới trên 500 ha các loại cây trồng, cấp nước sinh hoạt hơn 3.000 hộ trong vùng dự án, nhiệm vụ quan trọng khác là điều hòa nguồn nước, cắt lũ cho các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Đồng Xoài và huyện Đồng Phú.

Đơn cử như phường Tân Thiện, Tân Đồng, Tân Xuân nằm trên lưu vực suối Rạt thường xuyên bị ảnh hưởng ngập lụt mỗi khi mưa lớn. Mặc dù ngập cục bộ vẫn còn xảy ra ở một số thời điểm, một số nơi, nhưng nhìn chung đã thuyên giảm hơn rất nhiều so với trước.

Đã sinh sống tại đây hơn 40 năm, ông Nguyễn Văn Định ở xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú cho biết, trước đây, mỗi khi vào màu mưa bão nơi đây thường đối mặt hàng chục lần bị ngập lụt, nhiều diện tích hoa màu bị ngập úng, gia súc gia cầm thậm chí là cả người và phương tiện bị nước lũ cuốn trôi. Từ khi có hồ Đồng Xoài, chỉ khi nào mưa bão quá lớn thì mới xuất hiện ngập nhưng nước cũng rút đi rất nhanh, vấn đề ngập lụt hiếm khi nào xảy ra, người dân dân tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế ổn định.

---tiếng----

Xác định thủy lợi có vai trò rất quan trọng để phát triển ngành nông nghiệp địa phương. Thời gian qua tỉnh Bình Phước đã quan tâm đầu tư, duy tu sửa chữa các công trình thủy lợi đáp ứng phục vụ cung cấp nước sản xuất, phòng chống thiên tai. Đến nay, đa số các công trình thủy lợi đều phát huy hiệu quả theo nhiệm vụ, thiết kế được duyệt;  đáp ứng nguồn nước tưới cho hơn 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước  Nguyễn Đăng Dương cho biết.

---băng----

MC1/ Thưa quý vị và bà con, Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước xác định nhấn mạnh, thủy lợi giữ vai trò quyết định cho sự tăng trưởng về diện tích, năng suất, sản lượng trong sản xuất nông nghiệp, giữ gìn môi trường sinh thái và phòng chống thiên tai. “Gánh” nhiệm vụ vô cùng quan trọng ấy, nên có thể cảm nhận sự đổi thay từ khi có thủy lợi ở những địa phương thường xuyên nắng hạn của Bình Phước.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi trên cả nước.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con

Hiện nay, trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kan có 232 công trình thủy lợi, đảm bảo nước tưới cho hơn 1.600ha đất sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp có nước tưới chủ động đạt trên 83%. Một trong những điểm nổi bật của huyện Na Rì là hệ thống thủy lợi nhỏ khá hoàn chỉnh. Toàn huyện đã xây dựng được gần 360km kênh mương nội đồng, trong đó có gần 177km đã được kiên cố hóa, xây dựng được 10 hồ chứa có dung tích dưới 50.000m3, 10 trạm bơm có tổng lưu lượng dưới dưới 1.000m3/h. Riêng năm 2022, huyện Na Rì được đầu tư gần 3,5 tỷ đồng để các xã hoàn thiện tiêu chí thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, người dân đã đóng góp hơn 1,2 tỷ đồng bằng vật chất và ngày công lao động để xây dựng, sửa chữa các công trình thủy lợi trên địa bàn.

MC 2: tin 2

Thành phố Hải Phòng hiện nay có 5 hệ thống thủy lợi, được giới hạn bởi 5 tuyến sông, là hạ lưu của sông Hồng và sông Thái Bìnhchảy qua địa bàn. Các hệ thống thủy lợi đang phục vụ cung cấp nước cho khoảng 100 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp và thực hiện tiêu thoát nước cho khoảng 50 nghìn ha của các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp. Thống kê từ các công ty khai thác công trình thủy lợi cho thấy, nếu như trước đây Hải Phòng có khoảng 50% diện tích được tưới tiêu nước bằng hình thức tự chảy, lợi dụng sự lên xuống của thủy triều để lấy nước trực tiếp cho các vùng sản xuất nông nghiệp thì hiện nay, có đến 70% diện tích trước đây được tưới bằng tự chảy đã phải chuyển sang tưới bằng động lực, làm tăng chi phí sản xuất từ 30-50%. Để giải quyết các vấn đề này, thời gian qua, UBND TP Hải Phòng đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau, trong đó bao gồm các nhóm giải pháp liên quan đến khai thác nước, trữ nước, bảo vệ nguồn nước và thay đổi thói quen sử dụng nước.

MC 1: tin 3

Trước đây, người dân xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) thường sử dụng nguồn nước từ các khe suối, giếng khơi để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Lượng rác thải sinh hoạt và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan đã khiến các nguồn nước ngày càng ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Từ các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong thời gian từ năm 2012 – 2018, trên địa bàn xã Tân Nguyên đã được đầu tư xây dựng 4 công trình nước sạch tập trung, đáp ứng việc cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 700 hộ dân, chiếm hơn 50% hộ dân trong xã. Để các công trình nước sạch sau đầu tư hoạt động hiệu quả và bền vững, xã đã thành lập các tổ vận hành, quản lý, duy tu, bảo dưỡng. Các hộ dân được cấp đồng hồ đo lưu lượng nước, đóng tiền sử dụng nước hàng tháng.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Các công trình thủy lợi 'vẽ lại' màu xanh cho đất

Dù có hệ thống sông ngòi khiêm tốn nhưng nhờ quan tâm đầu tư các công trình thủy lợi, Bình Phước đang dần thay da đổi thịt, trở thành cực tăng trưởng sôi động.

Trần Trung - Trần Phi

Tin liên quan

Các chương trình

Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
Phóng sự

Với truyền thống hàng trăm năm tuổi, sản xuất tăm hương và làm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã chuyển từ nghề phụ thành sinh kế chính, có những đơn hàng xuất khẩu.

Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
Hoa xuân Mê Linh 'bắt sóng' khách hàng online
Phóng sự

Bên cạnh những hình thức quảng bá truyền thống, hoa xuân Mê Linh hiện còn có mặt ở các phiên chợ, lễ hội và đặc biệt là những phiên livestream trên mạng xã hội.

Hoa xuân Mê Linh 'bắt sóng' khách hàng online