Tây Ninh đột phá nông nghiệp từ hạ tầng thủy lợi

Nhờ quan tâm đầu tư các công trình thủy lợi, bức tranh nông nghiệp Tây Ninh đang ngày càng khởi sắc và chuyển mình ngoạn mục.

Trần Trung - Trần Phi  | 06:08 06/12/2023

Tây Ninh đột phá nông nghiệp từ hạ tầng thủy lợi

Tự động

Tây Ninh đột phá nông nghiệp từ hạ tầng thủy lợi

 Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với nông nghiệp Radio trong chương trình thủy lợi và phát triển

MC1: Thưa quý vị và bà con, nói đến Tây Ninh người ta nghĩ ngay đến vùng đất nằm sâu trong nội địa, giáp ranh Vương quốc Campuchia nắng cháy da người. Ngoài ra, đất Tây Ninh chủ yếu là đất xám khô cằn lại bạc màu, năng suất cây trồng không cao. Nhưng nhờ quan tâm đầu tư các công trình hạ tầng thủy lợi, nước đi đến đâu, màu xanh phủ đến đó giúp bức tranh nông nghiệp Tây Ninh khởi sắc và chuyển mình ngoạn mục.

MC2:

Đến xã Phước Minh, thủ phủ nuôi trồng thủy sản của huyện Dương Minh Châu hỏi thăm trang trại ông Nguyễn Văn Hùng với biệt danh “Hùng cá” ai cũng biết bởi đây là một trong những trang trại lớn và hiện đại bậc nhất địa phương. Mỗi năm, trang trại cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn cá, ba ba thương phẩm, thu nhập hàng tỷ đồng.

Dù khu đất sản xuất của ông Hùng nằm cách tuyến kênh Đông hơn 100m, để dẫn thủy nhập điền, nuôi trồng thủy sản, ông Hùng đã không ngần ngại đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng hạ tầng thủy lợi nội đồng dẫn và thoát nước chủ động.

Từ vài ao đất ban đầu, nhờ nước sạch, giàu Oxi, ba ba và các loại cá nước ngọt của gia đình ông Hùng sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế dịch bệnh, năng suất cao. Sau hơn 20 năm chịu thương chịu khó, đến nay ông đã sở hữu trên 50 ao nuôi, bình quân mỗi ao diện tích khoảng 2000m2 được bê tông hóa và lót bạt HDFI với  hàng triệu con cá, ba ba (cả giống và thịt). Trừ các khoản chi phí, bình quân mỗi năm ông lãi hơn 1,5 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Hùng phấn khởi nói

---băng---

Đánh giá về mô hình nuôi cá nước ngọt kết hợp ba ba của ông Hùng, Chủ tịch hội nông dân xã Phước Minh Nguyễn Trọng Khiêm chia sẻ.

---băng

Rời huyện Dương Minh Châu, đến huyện Gò Dầu, địa phương được xem thủ phủ sầu riêng của tỉnh Tây Ninh. Cái nóng bức oi ả của nắng gió nơi vùng biên giới Tây Nam không làm vơi đi sự phấn chấn, vui vẻ, rộn rã tiếng nói cười của bà con xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, thủ phủ sầu riêng của tỉnh Tây Ninh, không vui sao được khi sầu riêng vừa được mùa lại được giá, chỉ cần sở hữu 100 góc sầu riêng là bà con bỏ túi tiền tỷ như chơi. Theo người dân địa phương, để được thành quả như hôm nay, tất cả là nhờ thủy lợi.

Ánh mắt lấp lánh không giấu được niềm vui khi 1 ha sầu riêng của gia đình vừa đem lại thu nhập không dưới 1 tỷ đồng, anh Nguyễn Văn Minh ngụ ấp 4 xã Bầu Đồn cho biết, để có được thành quả như hôm nay vẫn ngỡ như 1 giấc mơ, khi thủy lợi như “phép màu” đã giúp gia đình bà đổi thay kinh tế một cách ngoạn mục. Anh Nguyễn Văn Minh phấn khởi nói

---băng----

Nhìn chung, hạ tầng thuỷ lợi đã và đang được Tây Ninh đầu tư từng bước theo hướng hiện đại, linh hoạt, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực cho tỉnh và quốc gia, làm thay đổi tập quán sản xuất, cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, hình thành các vùng chuyên canh có giá trị kinh tế cao.

Phát huy kết quả đạt được, Ông Võ Đức Trong PCT UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, Tây Ninh đang tiếp tục quy hoạch thủy lợi để phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế-xã hội, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

---băng----

MC1/ Với phương pháp tiếp cận sáng tạo gồm 3 nguyên tắc chính: “Tầm nhìn xa, mục tiêu gần, hành động cụ thể”, định hướng về tầm nhìn phát triển thủy lợi Tây Ninh tới 2050 là “Tây Ninh Xanh”. Tây Ninh kỳ vọng sẽ được biết tới là một địa phương có môi trường kinh doanh thân thiện, môi trường sống hấp dẫn và một hệ sinh thái đa dạng gồm: cộng đồng đáng sống, môi trường xanh sạch, sản xuất giá trị cao, và một điểm đến hấp dẫn thu hút đầu tư.

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực thủy lợi trên cả nước.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Thông tin tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ NN-PTNT mới đây, ông Trần Tấn Phương - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết, hiện nay, tổng số cống thủy lợi do tỉnh Sóc Trăng quản lý là 160 cống, chiều dài đê bao 407km, kênh cấp I, cấp II liên huyện là 65 tuyến, chiều dài 1.040km và 124 trạm bơm điện. Nhìn chung, hệ thống cống và đê bao cùng các kênh thủy lợi đáp ứng tốt nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân trên địa bàn toàn tỉnh. Đối với công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, do tỉnh ở xa nên các tác động của cống không nhận thấy rõ trên địa bàn. Tuy nhiên, đối với một số địa phương vùng trũng của tỉnh, trong đó có xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm có một phần giáp Hậu Giang, qua theo dõi kể từ khi công trình thủy lợi này đi vào hoạt động, thời điểm mưa nhiều, một số diện tích canh tác lúa bị ngập trong nước, không thể thu hoạch được.

MC 2: tin 2

Xác định thủy lợi là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp. Thực hiện Bộ tiêu chí về xây nông thôn mới, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đã lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, kiên cố hóa, nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi. Đến nay huyện Yên Bình đã hoàn thành tiêu chí số 3 về thủy lợi đáp ứng nhu cầu sản xuất, cũng như nước sinh hoạt của người dân nông thôn, góp phần đưa địa phương trở thành huyện NTM trong năm 2023. Cụ thể, hơn 10 năm qua, huyện Yên Bình đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 95 công trình thủy lợi với tổng kinh phí trên 150 tỷ đồng. Hiện toàn huyện có 479 công trình thủy lợi. Ngoài ra, có hơn 400 km kênh mương dẫn nước, trong đó có gần 300 km đã được kiên cố, đạt 71%. Tỷ lệ tưới chủ động đạt trên 80%, bảo đảm cấp nước cho gần 2.100 ha đất nông nghiệp.

MC 1: tin 3

Hiện nay, sản phẩm chủ lực của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên là các loại hoa cây cảnh, cây có giá trị kinh tế cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của huyện năm 2022 đạt 88,6 triệu đồng/người/năm. Theo Phòng NN-PTNT huyện Văn Giang, để tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và công tác thuỷ lợi để hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn mang lại giá trị kinh tế cao. Hệ thống công trình thủy lợi của huyện Văn Giang hiện gồm có 32 trạm bơm, trên 1.700 kênh tưới, tiêu thủy lợi nội đồng. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng được nhu cầu tưới, tiêu; đảm bảo đủ nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát nước khi có mưa lớn, bão xảy ra.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Thủy lợi và phát triển của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Tây Ninh đột phá nông nghiệp từ hạ tầng thủy lợi

Nhờ quan tâm đầu tư các công trình thủy lợi, bức tranh nông nghiệp Tây Ninh đang ngày càng khởi sắc và chuyển mình ngoạn mục.

Trần Trung - Trần Phi

Tin liên quan

Các chương trình

Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
Phóng sự

Với truyền thống hàng trăm năm tuổi, sản xuất tăm hương và làm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã chuyển từ nghề phụ thành sinh kế chính, có những đơn hàng xuất khẩu.

Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
Hoa xuân Mê Linh 'bắt sóng' khách hàng online
Phóng sự

Bên cạnh những hình thức quảng bá truyền thống, hoa xuân Mê Linh hiện còn có mặt ở các phiên chợ, lễ hội và đặc biệt là những phiên livestream trên mạng xã hội.

Hoa xuân Mê Linh 'bắt sóng' khách hàng online