Xã hội hóa để phát huy giá trị đa dụng của rừng

Để tiếp tục trồng mới, bảo vệ và phát huy được giá trị đa dụng của rừng, việc kêu gọi nguồn lực xã hội hóa là yếu tố rất quan trọng.

Tùng Đinh  | 10:35 09/12/2023

Xã hội hóa để phát huy giá trị đa dụng của rừng

Tự động

Xã hội hóa để phát huy giá trị đa dụng của rừng

MC1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phát triển Lâm nghiệp.

Thưa quý vị và bà con, chúng ta đã thừa nhận rằng, rừng không chỉ có gỗ, có lâm sản ngoài gỗ mà còn nhiều giá trị đa dụng khác, như giá trị về văn hóa, giá trị về tôn giáo, giá trị lịch sử hay giá trị về đa dạng sinh học. Để phát huy được giá trị này, một trong những giải pháp cơ bản và bền vững là tổ chức trồng rừng, phủ thêm nhiều mảng xanh trên bản đồ. Trong công tác này, việc kêu gọi được nguồn lực xã hội hóa là một yếu tố rất quan trọng.

  MC2: Từ trước đến nay, chúng ta nghe rất nhiều về khái niệm “xã hội hóa”. Ví dụ như xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế, xã hội hóa một số dịch vụ công v.v… Ở một mức độ nào đó, “xã hội hóa” có ý nghĩa gần giống như “tư nhân hóa”, huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế - xã hội ngoài Nhà nước. Chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này, ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, cho rằng:

BĂNG 1

  Ở góc độ một doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến rừng và nguồn lợi từ rừng, Bà Ngô Nữ Huyền Trang, Trưởng phòng Đối ngoại Công ty SUNTORY PEPSICO VIETNAM đồng tình với ý kiến của ông Cao Văn Cường. Đó là làm thế nào để tạo cơ chế, huy động được nguồn lực từ nhiều thành phần khác nhau trong xã hội để phát triển trồng rừng.  Tuy nhiên, bà Ngô Nữ Huyền Trang cũng có những ý kiến bổ sung, để làm rõ hơn về cách làm của PEPSICO VIETNAM:

BĂNG 2

  Không chỉ dừng lại ở việc trồng rừng, trong quá trình triển khai PEPSICO cũng kết hợp làm sao để phát triển sinh kế cho người dân. Bà Trang cho biết, công ty kêu gọi, thu hút người dân cùng tham gia vào quá trình trồng rừng, chăm sóc rừng và quản lý rừng. Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ bằng những chương trình truyền thông, giáo dục để giúp họ hiểu được tầm quan trọng của rừng.

  Hơn nữa, trong năm 2023, PEPSICO đã chung tay với Bộ Tài nguyên – Môi trường và Trung ương Đoàn xây dựng bản đồ số Việt Nam. Đây là nền tảng hỗ trợ cho các đơn vị, doanh nghiệp có ý định tham gia vào chương trình phát triển rừng có thể phối hợp và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Có thể nói, ở góc độ một doanh nghiệp, PEPSICO VIETNAM không chỉ tham gia xã hội hóa ở góc độ nguồn lực mà còn tạo điều kiện để nhiều đơn vị, tổ chức khác có thể cùng tham gia.

Hiện nay, công tác trồng rừng không chỉ có sự tham gia của các cơ quan quản lý hay các doanh nghiệp, nhiều tổ chức xã hội cũng đang tham gia rất tích cực vào công tác trồng rừng, một trong số đó là Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia.

Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của tổ chức này đã có những chia sẻ, để làm rõ hơn phần “xã hội” mà Gaia tham gia trong khái niệm “xã hội hóa” trồng rừng.

Theo bà Đỗ Thị Thanh Huyền, thời gian vừa qua, Gaia đã phối hợp với rất nhiều doanh nghiệp cũng như nhận được nhiều sự tài trợ, ủng hộ từ các cá nhân.

Ví dụ như khi trồng rừng ở Cà Mau, chỉ trong vòng một tháng kêu gọi, đã có hơn 2.000 cá nhân chung tay ủng hộ. Với sự ủng hộ này, Gaia đang triển khai trồng rừng ở rất nhiều địa phương, trong đó có cả ở Thanh Hóa.

Làm rõ hơn về vấn đề “xã hội hóa trồng rừng”, bà Huyền nói:

BĂNG 3

MC1: thưa quý vị,  có thể thấy rằng việc xã hội hóa, có thể hiểu một cách đơn giản là huy động, phối hợp được tất cả các nguồn lực và thúc đẩy được sự hợp tác của các bên. Khi thúc đẩy được sự hợp tác này, chúng ta mới có một cơ chế rõ ràng, làm rõ trách nhiệm, quyền lợi cho từng đơn vị để có thể đem lại kết quả tốt nhất cho công tác trồng rừng.

TÙNG ĐINH

MC 2: Bây giờ mời quý vị và bà con cùng đến với một số tin vắn về lĩnh vực Lâm nghiệp vừa diễn ra.

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con,

Theo UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, trên địa bàn huyện hiện có gần 3.200 hộ dân và 2 tập thể nhậngiao khoán bảo vệ gần 68.400 ha rừng thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Trong đó, có hơn 2.800 hộ dân tộc thiểu số. Tổng số tiền chi trả cho dịch vụ này là trên 40 tỷ đồng/năm. Việc nhận khoán bảo vệ rừng giúp nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân, nhất là những người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, còn góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc giữ rừng, hạn chế tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp.

MC 2: tin 2

Năm 2023, tổng nguồn vốn được phân bổ cho các địa phương và đơn vị chủ rừng để hỗ trợ các hoạt động khoán bảo vệ rừng cho các hộ đồng bào DTTS, hộ người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã thuộc khu vực II, khu vực III của tỉnh Gia Lai là gần 55,4 tỷ đồng. Đến nay, 12/14 huyện và 14/18 chủ rừng của tỉnh đã thực hiện khoán bảo vệ rừng được trên 21.950 ha, hỗ trợ bảo vệ rừng được trên 3.355 ha, hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên diện tích khoảng 120 ha. Tuy nhiên hiện nay, việc trợ cấp gạo cho hộ nghèo, hộ DTTS tham gia bảo vệ và phát triển rừng hiện vẫn chưa triển khai thực hiện.

MC 1: tin 1

Nhờ tập trung xuyên suốt từ trên xuống dưới, nên khái niệm “cải cách hành chính” không còn xa lạ với các cơ sở đầu mối trong lĩnh vực Lâm nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang. Đơn cử như Hạt Kiểm lâm Tương Dương, đơn vị này chỉ có 17 kiểm lâm chốt chặn địa bà. Giữa muôn vàn áp lực, Hạt Kiểm lâm Tương Dương xác định phải đẩy mạnh công nghệ thông tin thiên hướng chuyển đổi số. Hiện tại 100% văn bản của đơn vị được ký số và ban hành qua hệ thống I-office. Hạt Kiểm lâm huyện còn ứng dụng thành thạo các phần mềm quản lý bản đồ và kết nối hiệu quả với hệ thống ảnh vệ tinh viễn thám để thực hiện chi trả tiền cung ứng dịch vụ môi trường rừng và các chính sách quá trọng khác đến người dân. Đặc biệt hơn nữa là sớm phát hiện, cảnh báo các điểm mất rừng, thay đổi diễn biến rừng để đưa ra phương án xử lý kịp thời nhất.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

 

Tự động

Xã hội hóa để phát huy giá trị đa dụng của rừng

Để tiếp tục trồng mới, bảo vệ và phát huy được giá trị đa dụng của rừng, việc kêu gọi nguồn lực xã hội hóa là yếu tố rất quan trọng.

Tùng Đinh

Tin liên quan

Các chương trình

Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
Phóng sự

Với truyền thống hàng trăm năm tuổi, sản xuất tăm hương và làm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã chuyển từ nghề phụ thành sinh kế chính, có những đơn hàng xuất khẩu.

Hồi ức về những chuyến hàng đầu tiên ở làng hương truyền thống
Hoa xuân Mê Linh 'bắt sóng' khách hàng online
Phóng sự

Bên cạnh những hình thức quảng bá truyền thống, hoa xuân Mê Linh hiện còn có mặt ở các phiên chợ, lễ hội và đặc biệt là những phiên livestream trên mạng xã hội.

Hoa xuân Mê Linh 'bắt sóng' khách hàng online