Cần những giải pháp cấp bách cho vùng hạn mặn Quảng Trị
Tại xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, hạn mặn khiến nhiều thửa ruộng phải bỏ hoang, bà con nhiều lần gieo đi gieo lại nhưng cây lúa không thể phát triển.
Võ Dũng - Kiên Đồng | 10:23 19/03/2024
Cần những giải pháp cấp bách cho vùng hạn mặn Quảng Trị
Nội dung
MC 1
Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình Phòng chống thiên tai.
Thưa quý vị và bà con!
Tại Quảng Trị, bình quân mỗi năm, địa phương này chuyển khoảng 300 ha đất lúa sang trồng hoa màu trong vụ hè thu. Diện tích chuyển đổi chủ yếu là vùng cuối nguồn nước, vùng xâm nhập mặn, đặc biệt là tại các xã bãi ngang. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời bởi hạn hán, xâm nhập mặn không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất vụ hè thu mà còn gây thiệt hại lớn cho cây lúa vụ đông xuân. Thực trạng này cần giải pháp cấp bách, đồng bộ trong việc xây dựng các công trình chống xâm nhập mặn.
Phóng sự của phóng viên Võ Dũng được thực hiện tại xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
MC 2
Mới đến giữa tháng 3 nhưng những cánh đồng lúa đông xuân tại xã Triệu Vân đã trở nên khô khát. Đáng lẽ, thời điểm này, lúa đã đẻ nhánh và chuyển sang giai đoạn làm đòng. Tuy nhiên, nhiều thửa ruộng đã phải bỏ hoang do nhiều lần gieo đi gieo lại nhưng cây lúa không thể phát triển. Lúa trên những thửa ruộng vừa được cấy lại cũng khô héo, dường như không đủ sức chịu đựng được hạn mặn đang diễn ra khốc liệt. Có hộ phải làm lại đất, lên luống cao để chuyển sang trồng khoai lang. Tuy nhiên, cây khoai lang cũng không chịu nổi hạn mặn.
Theo thống kê của UBND xã Triệu Vân, toàn xã có gần 150 ha lúa thì nay đã có trên 100 ha lúa chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, trong đó có 50 ha bị chết với tỷ lệ cao.
Bà Phan Thị Đặng, thôn 9 cho hay:
Phỏng vấn bà Phan Thị Đặng, thôn 9.
Đây không phải là lần đầu tiên lúa đông xuân tại xã Triệu Vân bị xâm nhập mặn gây thiệt hại. Hàng năm, tại địa phương này có khoảng 80 ha lúa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, năm nay, hạn mặn xuất hiện sớm hơn với mức độ nghiêm trọng hơn khiến người dân hết sức lo lắng. Diện tích đất lúa ít lại chỉ có thể sản xuất được 1 vụ do không có hệ thống thủy lợi chủ động, hệ thống ngăn mặn giữ ngọt không được đầu tư đồng bộ khiến các cánh đồng của xã Triệu Vân thường xuyên bị hạn mặn uy hiếp.
Bà Đặng Thị Thai, thôn 8 cho biết:
Phỏng vấn bà Đặng Thị Thai
Hạn mặn tại xã Triệu Vân đang diễn biến phức tạp. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với hạn mặn là tất yếu. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp cấp bách, đầu tư đồng bộ các công trình chống xâm nhập mặn thì nguy cơ cao, chẳng bao lâu nữa, những cánh đồng lúa và màu của Triệu Vân sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.
Với một xã bãi ngang, sản lượng khai thác hải sản còn hạn chế, nuôi trồng thủy sản chưa phát triển như Triệu Vân thì việc giữ được đất sản xuất trước nguy cơ hạn hán xâm nhập mặn là nhiệm vụ cấp thiết.
Ông Hồ Thiện Thành, công chức địa chính – nông nghiệp xã Triệu Vân lo lắng.
Phỏng vấn ông Hồ Thiện Thành, công chức địa chính – nông nghiệp xã Triệu Vân:
Trước tình trạng hạn mặn ngày càng khốc liệt do thủy triềungày càng lên cao nhưng các công trình chống xâm nhập mặn chưa được đầu tư đồng bộ, người dân Triệu Vân chỉ còn cách mang những bao tải cát xếp chồng lên nhau ngăn nước. Tuy nhiên, nước mặn vẫn thẩm thấu qua các bao cát, nhiều thời điểm dâng cao hơn đê ngăn mặn, tràn vào ruộng đồng.
Đây cũng là thực trạng đang xẩy ra tại nhiều địa phương của huyện Triệu Phong.
Hạn mặn là thế, các công trình chống xâm nhập mặn đang tồn tại nhiều bất cập nhưng theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Triệu Phong, vì lý do thiếu kinh phí khiến nguyện vọng của người dân đến nay vẫn chưa được đáp ứng.
Hoàng Quang Dưỡng, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Triệu Phong chia sẻ:
Phỏng vấn ông Hoàng Quang Dưỡng, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Triệu Phong:
MC 1
Thưa quý vị và bà con!
Triệu Vân hiện chỉ có gần 150 ha lúa, không có công trình nước tự chảy nên chủ yếu sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ màu bấp bênh, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của hàng nghìn hộ dân. Xâm nhập mặn vẫn đang diễn biến phức tạp, sản xuất nông nghiệp hết sức khó khăn. Câu chuyện của Triệu Vân đồng thời cũng là thực trạng đang xẩy ra tại một số địa phương, đặc biệt là các xã bãi ngang của tỉnh Quảng Trị. Thực trạng này đang đặt ra cho các cấp chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương bài toán nan giải trong việc tìm kiếm các giải pháp cấp bách để ngăn mặn, giữ ngọt, giúp bà con yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống.
MC 2: Bây giờ là một số tin tức về lĩnh vực Phòng chống thiên tai trên cả nước.
MC 1: tin 1
Thưa quý vị và bà con,
Trong ngày 16/3, tại khu vực huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum đã xảy ra 7 trận động đất. Trận động đất lớn nhất ghi nhận có độ lớn lên tới 3,9 độ. Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (thuộc Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã phát đi liên tục 7 bản tin động đất được ghi nhận tại khu vực này. Các trận động đất đều không có rủi ro thiên tai. Theo Viện Vật lý địa cầu, từ giữa năm 2021, hàng trăm trận động đất đã xảy ra tại huyện Kon Plông và các huyện lân cận của tỉnh Kon Tum, trong đó nhiều trận động đất gây rung chấn diện rộng, lớn nhất là trận động đất xảy ra chiều 23/8/2022 có độ lớn 4,7 độ.
MC 2: tin 2
Hướng tới mục tiêu giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn sớm ổn định cuộc sống sau khi thiên tai, lũ quét đi qua, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã triển khai Dự án 'Viện trợ khẩn cấp quốc tế để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau lũ quét năm 2023' do Hiệp Hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế hỗ trợ phục hồi sinh kế và sửa nhà cho người dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Dự án đã hỗ trợ trực tiếp cho 554 gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt tại địa phương này. Các hộ dân được hỗ trợ bồn nước, tiền mặt không điều kiện, tiền mặt có điều kiện để phục hồi sinh kế, sửa chữa nhà ở… với tổng trị giá hơn 2,2 tỷ đồng.
MC 1: tin 3
Tỉnh Cà Mau vừa có báo cáo hỏa tốc gửi Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai và Bộ NN-PTNT đề nghị hỗ trợ một số công trình, dự án liên quan đến công tác phòng chống, khắc phục hạn mặn. Theo UBND tỉnh Cà Mau, thời gian qua nắng hạn đã làm các tuyến kênh vùng ngọt huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau khô cạn. Đến nay đã có 131 tuyến kênh với hơn 500 điểm bị sụp lún, sạt lở với chiều dài hơn 14,5km. Thiệt hại lên đến hơn 19 tỷ đồng, dự báo con số thiệt hại đang tiếp tục tăng trong thời gian tới. Trước tình hình đó, tỉnh Cà Mau dự kiến sẽ đầu tư 5 hệ thống thủy lợi, kinh phí thực hiện khoảng 197 tỷ đồng. Bên cạnh đó, để đảm bảo việc cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn, khắc phục tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt khu vực nông thôn thì UBND tỉnh Cà Mau cũng kiến nghị bộ, ngành Trung ương quan tâm, hỗ trợ 241,7 tỉ đồng.
Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phòng chống thiên tai của Nông nghiệp Radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.
Cần những giải pháp cấp bách cho vùng hạn mặn Quảng Trị
Tại xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, hạn mặn khiến nhiều thửa ruộng phải bỏ hoang, bà con nhiều lần gieo đi gieo lại nhưng cây lúa không thể phát triển.
Võ Dũng - Kiên Đồng
Tin liên quan
Các chương trình
Giải pháp nào để ngành chè Việt Nam xóa bỏ tư duy manh mún để nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường quốc tế và phát triển bền vững?
Vườn cây ăn quả xanh tốt mênh mông trải dài từ thung lũng đến các sườn đồi, cho đến khu chăn nuôi được quy hoạch bài bản trên vùng đất vốn khô cằn, sỏi đá.