Cánh đồng đầu tiên của hành trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Cánh đồng đầu tiên của hành trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao; Sầu riêng Việt Nam chiếm thị phần cao nhất tại Trung Quốc; Kêu gọi doanh nghiệp tiêu thụ khoai lang.

Quỳnh Anh  | 10:38 08/04/2024

Cánh đồng đầu tiên của hành trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Tự động

Cánh đồng đầu tiên của hành trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

  Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đang theo dõi bản tin Nông Nghiệp Tuần Qua của Kênh Nông Nghiệp radio. Bây giờ sẽ là những nội dung chính sẽ có trong bản tin ngày hôm nay.

Headline ( 45 giây)

  • Sầu riêng Việt Nam chiếm thị phần cao nhất tại Trung Quốc
  • Cánh đồng đầu tiên của hành trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao
  • Xây đập Sabo đầu tiên ở Việt Nam nhằm giảm rủi ro lũ quét, sạt lở đất
  • Kêu gọi doanh nghiệp tiêu thụ khi khoai lang rớt giá
  • Xuất khẩu nông lâm thủy sản Thanh Hóa phục hồi
  • Kiên Giang ký thỏa thuận hợp tác thu gom bao gói thuốc BVTV
  • Quảng Trị hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi hơn 11 tỷ đồng
  • Nông dân Cù Lao Dung đội đèn thu hoạch mía

 

Sau đây là nội dung chi tiết:

  • Sầu riêng Việt Nam chiếm thị phần cao nhất tại Trung Quốc

Thưa quý vị và bà con, Theo Bộ NN-PTNT, 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu rau quả đạt và vượt con số 1 tỷ USD ngay trong quý 1. Trong số các mặt hàng rau quả của Việt Nam, sầu riêng đang là loại trái cây có giá trị xuất khẩu lớn nhất, với ước tính kim ngạch hơn 250 triệu USD trong quý 1, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2023. Giá trị xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc chiếm tới 98% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam. Đặc biệt, trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để vươn lên vị trí số 1 về xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc với khối lượng đạt 32.750 tấn, trị giá hơn 160 triệu USD. Thị phần sầu riêng của Việt Nam tại Trung Quốc tính theo kim ngạch đã tăng từ mức 32% của năm 2023, lên mức 57% tính trong 2 tháng đầu năm nay.

  • Cánh đồng đầu tiên của hành trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Trong tuần qua, tại HTX nông nghiệp Thuận Tiến, xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ, Cục Trồng trọt phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế và Sở NN-PTNT TP Cần Thơ đã khởi động cánh đồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Sự kiện là bước tiến lớn trong việc hướng đến canh tác lúa bền vững và thân thiện với môi trường. Cánh đồng lúa giảm phát thải được chọn xuống giống đầu tiên trong vụ hè thu 2024, có diện tích thí điểm 50ha. Giống lúa OM5451 được lựa chọn để gieo sạ với lượng giống 60 kg/ha. Cánh đồng được ứng dụng 3 công nghệ gieo sạ là áp dụng máy sạ hàng, máy sạ hàng kết hợp vùi phân bình thường và máy sạ hàng hiệu ứng hàng biên kết hợp vùi phân. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Xây đập Sabo đầu tiên ở Việt Nam nhằm giảm rủi ro lũ quét, sạt lở đất

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cùng với Sở NN-PTNT tỉnh Sơn La, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA vừa tổ chức lễ khởi công xây dựng thí điểm đập Sabo đầu tiên ở Việt Nam nhằm giảm rủi ro do sạt lở, lũ quét. Đập Sabo là một trong những giải pháp công trình hiệu quả nhất, thường được xây dựng tại thượng lưu những sông có độ dốc lớn và tốc độ dòng chảy cao; giúp giữ lại bùn đá, gỗ trôi và ngăn ngừa thiệt hại ở khu vực hạ lưu. Việc xây dựng thí điểm đập Sabo tại Sơn La được kỳ vọng là cơ sở để Chính phủ Việt Nam tham khảo, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết kế công trình đập Sabo trước khi triển khai xây dựng các đập Sabo khác tại các khu vực có rủi ro cao, hướng tới hiện thực hóa Quy hoạch Phòng, chống thiên tai và Thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Kêu gọi doanh nghiệp tiêu thụ khi khoai lang rớt giá

Huyện Phú Thiện được xem là "thủ phủ" khoai lang của tỉnh Gia Lai trong những năm vừa qua. Thống kê vụ Đông Xuân 2023 - 2024, diện tích khoai lang trên địa bàn huyện Phú Thiện khoảng 3.440 ha giống Nhật Bản. Năng suất bình quân đạt từ 20 tấn/ha, sản lượng khoai lang khoảng 68.800 tấn. Đến nay, đã thu hoạch gần 2.100 ha và đang vào cao điểm thu hoạch diện tích còn lại, dự kéo dài đến 30/4/2024. Tuy nhiên, đến đầu tháng 4, khi hơn 1.600 ha khoai lang của địa phương bước vào giai đoạn thu hoạch chính vụ với sản lượng khoảng 32.000 tấn, giá khoai đột ngột giảm xuống từ 3.000 - 4.000 đồng/kg. Với giá như hiện nay, nếu sản lượng không đảm bảo thì sẽ không có lãi, những hộ thuê đất trồng khoai lang sẽ bị thua lỗ. Trước tình hình này, UBND huyện Phú Thiện đã có báo cáo UBND tỉnh đề nghị kêu gọi doanh nghiệp kết nối tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân trồng khoai lang Nhật Bản.

  • Xuất khẩu nông lâm thủy sản Thanh Hóa phục hồi

Theo số liệu mới nhất của Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa, trong quý I năm nay, hoạt động xuất khẩu của địa phương đã có dấu hiệu phục hồi so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của tỉnh trong quý I ước đạt gần 89 triệu USD, tăng hơn 2,5% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, giá trị xuất khẩu rau quả như: Dứa đóng hộp, đưa chuột đóng hộp đạt trên 198.500 tấn, tăng đột biến hơn 51% so với cùng kỳ. Ngoài ra, giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu khác cũng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023. Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 43 doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xuất khẩu sang 20 thị trường.

  • Kiên Giang ký thỏa thuận hợp tác thu gom bao gói thuốc BVTV

Chi cục Trồng trọt – BVTV tỉnh Kiên Giang thông tin, mỗi năm Kiên Giang sản xuất trên 700.000 ha lúa, làm phát sinh khoảng 755 tấn bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. Tuy nhiên, từ năm 2016 cho đến nay, Chi cục phối hợp với các Công ty kinh doanh thuốc BVTV chỉ thu gom được 32,7 tấn bao gói thuốc BVTV đã qua sử dụng để mang đi tiêu hủy. Phần lớn số lượng còn lại nông dân vớt bỏ tại ruộng, gây ô nhiễm môi trường. Do đó. Chi cục Trồng Trọt và Bảo vệ thực vật cùng Chi cục Bảo vệ môi trường và các doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại Kiên Giang vừa ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác về việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng trên địa bàn các huyện, thành phố. Sau đó tập kết, vận chuyển đi tiêu hủy tại lò nung nhiệt độ cao của nhà máy xi măng.

  • Quảng Trị hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi hơn 11 tỷ đồng

UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quyết định tạm cấp kinh phí hơn 11 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2024 hỗ trợ các hộ chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả lợn Châu Phi năm 2021 và 2022. Theo quyết định này, huyện Triệu Phong được cấp hơn 4,5 tỷ đồng; huyện Gio Linh hơn 3,9 tỷ đồng; huyện Vĩnh Linh hơn 1,5 tỷ đồng. Hai huyện Hải Lăng và huyện Cam lộ được cấp gần 1,5 tỷ đồng. Số kinh phí còn lại cấp cho các huyện Đakrông, Hướng Hóa, Tp. Đông Hà và thị xã Quảng Trị. Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí 30% kinh phí trong cơ cấu phần ngân sách địa phương cùng với kinh phí ngân sách tỉnh tạm cấp để thực hiện việc hỗ trợ đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng.

  • Nông dân Cù Lao Dung đội đèn thu hoạch mía

Hiện nay, nông dân tại huyện Cù Lao Dung – địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất tỉnh Sóc Trăng đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ mía chính vụ. Vụ mía này, bà con được Công ty Cổ phần mía đường Sóc Trăng bao tiêu với giá 1.320 đồng/kg. Ngoài ra còn được hỗ trợ chi phí thuê ghe vận chuyển, nhờ đó, người trồng có lợi nhuận khoảng 70 – 80 triệu đồng/ha. Đến thời điểm này, trên 70% diện tích mía toàn huyện đã được thu hoạch, khoảng 15 – 20 ngày nữa, niên vụ mía 2023 - 2024 sẽ kết thúc. Nắng nóng gay gắt những ngày qua khiến việc thu hoạch của bà con gặp nhiều vất vả nên nhiều cánh đồng mía, người lao động chọn thu hoạch lúc 2 – 3 giờ sáng để tránh nắng nóng, hình ảnh này ít bắt gặp từ trước đến nay.

Nhạc cắt

Đối thoại

Thưa quý vị và bà con, nhằm tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững để gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế, Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, hướng tới mục tiêu đưa "Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao" trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam. Sau thời gian dài chuẩn bị, cánh đồng lúa giảm phát thải thí điểm quy trình canh tác của Đề án đã chính thức được gieo trồng trong vụ hè thu 2024 tại Cần Thơ. Nhân sự kiện ý nghĩa này, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt chia sẻ:

Băng

Kim Anh

Nhạc

Nội dung vừa rồi cũng kết thúc bản tin Nông nghiệp hôm nay. Chương trình do BTV Xuân Hào biên soạn,  Quý vị và bà con có thể liên hệ với chương trình qua số hotline:   0912.145.266                               

 Xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau!

Tự động

Cánh đồng đầu tiên của hành trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Cánh đồng đầu tiên của hành trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao; Sầu riêng Việt Nam chiếm thị phần cao nhất tại Trung Quốc; Kêu gọi doanh nghiệp tiêu thụ khoai lang.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời sự

Quy mô chăn nuôi bò thịt giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng; Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển; Cấm đánh bắt thủy sản tại hồ Dầu Tiếng 30 ngày.

Quy mô chăn nuôi bò thịt có xu hướng giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng
Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng
Thời sự

Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ đêm và sáng trời rét, ngày trời lạnh. Từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục có mưa lớn diện rộng.

Thời tiết nông vụ ngày 05/11/2024: Bắc bộ hết hanh khô, Trung bộ mưa diện rộng