| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng lúa giảm phát thải đầu tiên bắt đầu gieo trồng

Thứ Sáu 05/04/2024 , 13:56 (GMT+7)

CẦN THƠ Cánh đồng lúa giảm phát thải thí điểm quy trình canh tác của Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao chính thức được gieo trồng trong vụ hè thu 2024 tại Cần Thơ.

Cánh đồng lúa giảm phát thải 50ha, canh tác theo quy trình của Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao chính thức được gieo trồng tại TP Cần Thơ. Ảnh: Kim Anh.

Cánh đồng lúa giảm phát thải 50ha, canh tác theo quy trình của Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao chính thức được gieo trồng tại TP Cần Thơ. Ảnh: Kim Anh.

Ngày 5/4, tại HTX nông nghiệp Thuận Tiến, xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) và Sở NN-PTNT TP Cần Thơ đã khởi động cánh đồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Sự kiện là bước tiến lớn trong việc hướng đến canh tác lúa bền vững và thân thiện với môi trường. 

Cánh đồng lúa giảm phát thải được chọn xuống giống đầu tiên trong vụ hè thu 2024, có diện tích thí điểm 50ha. Giống lúa OM5451 được lựa chọn để gieo sạ với lượng giống 60 kg/ha.

Cánh đồng được ứng dụng 3 công nghệ gieo sạ là áp dụng máy sạ hàng, máy sạ hàng kết hợp vùi phân bình thường và máy sạ hàng hiệu ứng hàng biên kết hợp vùi phân.

Với công nghệ sạ hàng hiệu ứng hàng biên kết hợp vùi phân tận dụng hiệu ứng ánh sáng giúp cây lúa khỏe, cho năng suất cao hơn.

Công nghệ sạ hàng hoặc sạ cụm kết hợp vùi phân sẽ giảm số lần bón phân từ 3-4 lần/vụ xuống còn 2 lần/vụ. Giải pháp này giúp bà con nông dân giảm 20% lượng phân bón. Ngoài ra còn giúp giảm được lượng nước tưới, rủi ro dịch bệnh, đổ ngã và tổn thất sau thu hoạch.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT, các địa phương vùng ĐBSCL và bà con nông dân cùng tham quan, khảo sát quy trình gieo sạ tại cánh đồng lúa giảm phát thải. Ảnh: Kim Anh.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT, các địa phương vùng ĐBSCL và bà con nông dân cùng tham quan, khảo sát quy trình gieo sạ tại cánh đồng lúa giảm phát thải. Ảnh: Kim Anh.

Một số biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến đi kèm là quản lý nước ướt khô xen kẽ (AWD); áp dụng bón phân chuyên vùng chuyên biệt; giải pháp IPM quản lý dịch hại; ứng dụng máy gặt đập liên hợp cho thu hoạch… Đặc biệt là kỹ thuật thu gom rơm rạ khỏi đồng ruộng để trồng nấm và phân bón từ rơm, kết hợp bón phân hữu cơ cho lúa.

Đại diện IRRI đánh giá, cánh đồng giảm phát thải này đã đảm bảo các tiêu chí đề ra trong Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án). Tăng chất lượng, hiệu quả và giảm phát thải khí nhà kính.

Trên cánh đồng giảm phát thải được lắp đặt thiết bị cảm biến để giám sát mực nước, kết hợp với các thành phần khác để tính trực tiếp ra hệ số phát thải khí nhà kính. Ảnh: Kim Anh.

Trên cánh đồng giảm phát thải được lắp đặt thiết bị cảm biến để giám sát mực nước, kết hợp với các thành phần khác để tính trực tiếp ra hệ số phát thải khí nhà kính. Ảnh: Kim Anh.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt đánh giá, Đề án không chỉ thuần túy nâng cao hạ tầng cơ sở mà quan trọng là tổ chức lại sản xuất trong toàn bộ ngành hàng lúa gạo của ĐBSCL. Mục tiêu hướng đến là giảm chi phí sản xuất, hình thành các HTX, tổ chức nông dân, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để tiêu thụ lúa gạo với mức độ cao, ổn định và lâu dài. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất, tạo sự phát triển bền vững cho khu vực nông thôn ĐBSCL.

Ông Nguyễn Cao Khải, Giám đốc HTX nông nghiệp Thuận Tiến đánh giá các thành viên HTX đủ năng lực để thực hiện theo quy trình Đề án đưa ra. Ông Khải kỳ vọng, từ cánh đồng giảm phát thải thí điểm này, sẽ giúp thành viên HTX nhân rộng ra 100% diện tích.

Việc triển khai thực hiện cánh đồng giảm phát thải mang lại có ý nghĩa rất lớn đối sản xuất lúa gạo vùng ĐBSCL, góp phần chuyển đổi phương pháp canh tác từ truyền thống sang cơ giới hóa đồng bộ.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ Trần Thái Nghiêm tin tưởng, mô hình sẽ được triển khai thành công, đáp ứng được mục tiêu sản xuất lúa giảm phát thải thấp, tăng thu nhập cho bà con nông dân.

“Từ mô hình mẫu này, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ sẽ đúc kết kinh nghiệm thực tiễn sản xuất. Từ đó có chỉ đạo nhân rộng thực hiện Đề án trên địa bàn”, ông Nghiêm cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, Bộ đang tích cực triển khai các nội dung, tiến tới công bố quy trình canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp được các nhà khoa học và tổ chức quốc tế công nhận. Ảnh: Kim Anh.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, Bộ đang tích cực triển khai các nội dung, tiến tới công bố quy trình canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp được các nhà khoa học và tổ chức quốc tế công nhận. Ảnh: Kim Anh.

Thông qua mô hình, với sự quan tâm của các địa phương và bà con nông dân, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ mong muốn, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến sẽ sớm được lan tỏa trong quá trình sản xuất lúa trong các vụ tiếp theo.

Ngoài TP Cần Thơ, Bộ NN-PTNT đã chọn tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng tiếp tục triển khai những cánh đồng giảm phát thải thí điểm theo Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đây là cơ sở quan trọng để Bộ NN-PTNT đánh giá về hiệu quả của từng mô hình. Qua đó, sẽ phê duyệt hệ số giảm phát thải và nhân rộng phương thức canh tác ra toàn bộ diện tích trong Đề án.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất